Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ảnh: Vẻ đẹp hoang sơ của 'nàng công chúa ngủ quên' trên đất cố đô Huế

Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong những vườn quốc gia có diện tích lớn nhất cả nước và có vẻ đẹp tiềm ẩn được ví như "nàng công chúa ngủ quên" của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) nằm cách trung tâm TP. Huế 50 kilomet, nằm nép mình bên dãy Trường Sơn hùng vĩ.  

Vườn Quốc gia Bạch Mã có diện tích khoảng 22.030 ha, chủ yếu nằm trên 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên-Huế). Đỉnh Bạch Mã với độ cao 1.450 m so với mực nước biển là đỉnh núi cao nhất của vườn.

Video: Dị nhân có biệt tài 'nói chuyện' với chim trên đỉnh Bạch Mã

Dưới đây là những hình ảnh thể hiện vẻ đẹp hoang sơ của "nàng công chúa ngủ quên" trên đất cố đô Huế:

 (Ảnh: Trương Cảm)

 Một trong những nền móng biệt thự cũ do người Pháp xây dựng trên Vườn Quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Trong chiến tranh, một số ngôi biệt thự của người Pháp xây dựng đã bị biến thành trại lính. (Ảnh: Nguyễn Vương) 

 (Ảnh: Nguyễn Vương)

 (Ảnh: Nguyễn Vương)

 Một số nền móng biệt thự do người Pháp xây dựng hiện đã được phục dựng thành những Villa phục du nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách. (Ảnh: Nguyễn Vương)

 Kiến trúc cổ trên đỉnh Bạch Mã mờ mờ trong mây núi đẹp một cách lạ thường. (Ảnh: Nguyễn Vương)

(Ảnh: Nguyễn Vương) 

 (Ảnh: Nguyễn Vương)

 Lên đỉnh Bạch Mã trong những ngày mù sương du khách như bị lạc vào tiên cảnh. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Rất nhiều du khách mong muốn được khám phá vẻ đẹp trên đỉnh Bạch Mã. (Ảnh: Nguyễn Vương)

 Từ trên đỉnh Bạch Mã nhìn xuống, cây cối được che phủ bỏi mây tạo ra vẻ đẹp huyền ảo. (Ảnh: Nguyễn Vương)

Theo anh Trương Cảm - Cán bộ Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bạch Mã, trong vườn hiện có khoảng 20 loài ve sinh sống. (Ảnh: Trương Cảm). 

 Con suối này được gọi với cái tên Cà Rem vì quanh năm nước lạnh buốt như kem. (Ảnh: Nguyễn Vương)

 Thác Đỗ Quyên trong vườn Quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: Trương Cảm)

 Chim Cu Rốc, một loại chim nhỏ màu xanh rất đẹp và có tiếng hót rất đặc trưng sinh sống trong Vuờn Quốc gia Bạch Mã. (Ảnh: Trương Cảm).

 Vườn Quốc gia Bạch Mã có rất nhiều con suốt đẹp, nước quanh năm trong và mát lành. (Ảnh: Trương Cảm).

 

 Cây cỏ và hoa ở núi rừng Bạch Mã đẹp ngỡ ngàng trong sương sớm. (Ảnh: Trương Cảm) 

Cây cỏ và hoa ở núi rừng Bạch Mã đẹp ngỡ ngàng trong sương sớm. (Ảnh: Trương Cảm) 

Quyết định số 01/QĐ- TTg ngày 02/1/2008,của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định mở rộng diện tích vườn quốc gia Bạch Mã lên thành 37.487 ha.

Diện tích vườn quốc gia Bạch Mã sau khi mở rộng nằm trên 3 huyện: huyện Phú Lộc và huyên Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam.

Đây là một trong những vườn quốc gia có diện tích lớn nhất cả nước và tính đa dạng sinh học cao. Thực vật ở Vườn Quốc giá Bạch Mã gồm 2147 loài, trong đó có một số loài hiếm và có giá trị như hoàng đàn giả, trầm hương và hàng trăm loại có thể làm thuốc.

Động vật đã ghi nhận được 1.493 loài, đặc biệt có một số loài thú mới được phát hiện ở Việt Nam như Sao La.

Về côn trùng, vườn quốc gia Bạch Mã đã xác định được 894 loài của 580 chi và nằm trong 125 họ và 17 bộ, gồm bộ Cánh vảy với 310 loài, 190 chi, 22 họ; bộ Cánh cứng với 200 loài, 145 giống, 17 họ. Bộ Cánh nửa có 60 loài, 47 chi và 12 họ. Chiếm số lượng thấp nhất là bộ Cánh da với 3 loài, 3 chi và 3 họ.

Vườn Quốc gia Bạch Mã mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng với những loài cây lạ và quý cùng với đó là những con suối, ngọn thác hùng vĩ.

Hiện tại trong Vườn Quốc gia Bạch Mã có còn dấu tích của 139 nền móng biệt thự do người Pháp xây dựng. Một trong số này đã được phục dựng thành những Villa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách.

Nói như Tiến sĩ Huỳnh Văn Kéo - Giám đốc Vườn Quốc gia Bạch Mã thì "Vườn Quốc gia Bạch Mã hiện tại như một nàng công chúa' ngủ quên của Thừa Thiên - Huế.

Nguyễn Vương

Tin mới