Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia, hiện một người Việt Nam sử dụng 18-22g muối mỗi ngày, cao gấp 3 lần so với khuyến cáo.
Thiếu muối, cơ thể bải hoải, mệt mỏi, sự cân bằng bị phá vỡ. Nhưng ăn mặn lại là nguyên nhân gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Loét và ung thư dạ dày
Nitrat có trong muối có thể gây ung thư dạ dày. Ngoài ra, những thực phẩm nhiều muối có thể kích thích niêm mạc dạ dày; đồng thời cũng không loại trừ nguy cơ bạn bị loét dạ dày.
Tổn thương thận
Muối ảnh hưởng tới thận theo nhiều cách. Trước tiên, nó làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài ra, giữ nước có thể làm suy yếu các mạch máu trong thận. Sử dụng muối quá nhiều trong thời gian dài có thể gây suy thận.
Làm chậm hoạt động não
Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sử dụng quá nhiều muối có thể ảnh hưởng tới hoạt động não và một số khả năng nhận thức. Nó thậm chí có thể gây ra chứng mất trí.
Người Việt đang ăn quá nhiều muối. (Ảnh: Getty)
Tăng huyết áp
Ăn mặn thường xuyên sẽ làm tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ cao bị đau tim, đột quỵ và bệnh thận. Ăn mặn làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp. Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và tăng huyết áp.
Ảnh hưởng sinh lý
Ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, thận là một trong những bộ phận quan trọng quyết định đến sinh lý của người đàn ông. Vì vậy, ăn mặn vừa phải không sao nhưng ăn quá mặn sẽ gây tổn thương đến tân dịch, làm suy yếu thần sắc ảnh hưởng đến sinh lý đàn ông.
Gián tiếp gây nên bệnh hen suyễn
Một số trường hợp bệnh nhân bị loãng xương có liên quan đến muối. Lượng muối trong cơ thể ít là một nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương do thiếu can-xi.
Tuy nhiên, thừa muối sẽ làm cho quá trình đào thải can-xi tăng lên, khiến xương yếu đi và cũng gây ra bệnh loãng xương, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.
Có nhiều nghiên cứu về sự tác động của muối đến cấu trúc ADN, trong đó Viện Tim Phổi và Huyết Mạch Mỹ kết luận: Cấu trúc ADN nguy cơ bị phá hủy nếu cơ thể tích trữ quá nhiều muối.
Ảnh hưởng tới lượng đường huyết
Nếu bạn bị tiểu đường, thừa muối có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới đường huyết.
Bạn có thể bị mất canxi trong xương nếu ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn tới chứng loãng xương. (Ảnh:Boldsky)
Ảnh hưởng tới xương
Bạn có thể bị mất canxi trong xương nếu ăn quá nhiều muối. Điều này cũng có thể dẫn tới chứng loãng xương.
Tăng nguy cơ đột quỵ
Khi huyết áp tăng cao, nguy cơ đột quỵ và một số bệnh tim mạch khác sẽ tăng đáng kể.
Gây béo phì
Mặc dù không có mối liên quan trực tiếp, nhưng thực phẩm nhiều muối khiến bạn uống nhiều nước hơn. Khi bạn lựa chọn những đồ uống có đường, lượng calo hấp thu sẽ tăng và bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì. Ngoài ra, do giữ nước, cơ thể bạn bắt đầu phát phì.