Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts, đã theo dõi hồ sơ sức khỏe và chế độ ăn uống của hơn 130.000 người trong 30 năm.
Kết quả cho thấy cứ tăng 3% calo từ protein thực vật thì nguy cơ tử vong giảm 10%. Con số này tăng lên đến 12% đối với nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Ngược lại, cứ tăng 10% protein động vật trong chế độ ăn sẽ dẫn đến tăng 2% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, và tăng 8% nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Thay protein thực vật bằng trứng dẫn đến giảm 19% nguy cơ tử vong và loại bỏ thịt đỏ chưa qua chế biến làm giảm 12% nguy cơ.
Tuy nhiên, cần thận trọng khi diễn giải các kết quả, vì các yếu tố xã hội và môi trường phức tạp hơn có thể ảnh hưởng đến kết quả thay vì chỉ liên quan đến chế độ ăn. Ví dụ, người ăn chay nhiều khả năng là những người trẻ hơn so với dân số nói chung và do đó có tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều.
Tương tự, người ăn chay nhiều khả năng xuất thân từ những gia đình có điều kiện hơn, cũng ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong.
Chủ nhiệm nghiên cứu, TS Mingyang Song nói: "Nhìn chung, những phát hiện của chúng tôi ủng hộ tầm quan trọng của các nguồn protein trong chế độ ăn đối với sức khỏe lâu dài.
"Trong khi các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào tổng lượng protein, thì loại thực phẩm cụ thể mà chúng ta ăn để nhận được protein cũng quan trọng không kém.
"Những phát hiện của chúng tôi gợi ý nên cân nhắc ăn nhiều protein thực vật hơn protein động vật, và với các nguồn protein động vật, thì cá và thịt gà có lẽ là những lựa chọn tốt hơn".
Số người Anh theo chế độ ăn chay đã tăng 360% trong thập kỷ qua. Những người ăn chay loại bỏ tất cả các sản phẩm động vật ra khỏi chế độ ăn, bao gồm thịt, sữa và các sản phẩm khác được chế biến sử dụng sản phẩm động vật, chẳng hạn như một số loại đường và rượu vang.
Video: Hướng dẫn nấu bữa chay dinh dưỡng từ rau, củ, quả