Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

6 trường hợp không nên uống nhiều nước, không tốt cho sức khỏe còn 'nuôi bệnh'

(VTC News) -

Không phải ai cũng nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, cũng không phải tất cả các bệnh đều có thể được "giải quyết" bằng cách "uống nhiều nước nóng".

Chúng ta đều biết "nước là cội nguồn của sự sống", uống nước có thể thúc đẩy quá trình lưu thông chất lỏng trong cơ thể, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn cũng như đẩy nhanh quá trình thanh lọc, trao đổi chất,... Tuy nhiên hãy cẩn thận! Không phải ai cũng nên uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, cũng không phải tất cả các bệnh đều có thể được "giải quyết" bằng cách "uống nhiều nước nóng".

Các chuyên gia khuyến cáo: Uống nhiều nước trong 6 trường hợp dưới đây không những không có lợi cho sức khỏe mà còn đang "nuôi bệnh".

 

1. Đường huyết cao

Những người có lượng đường trong máu cao không nên uống quá nhiều nước, vì uống nhiều nước không những không làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả, mà còn làm tăng gánh nặng cho cơ thể và gây ra phù nề, vì vậy hãy uống một lượng nước thích hợp.

2. Có vấn đề về tim mạch

Với những người mắc các bệnh về tim mạch như teo cơ tim, suy tim, lượng nước trong cơ thể không thể hòa trộn với tế bào máu kịp thời, nên nếu uống quá nhiều nước trong 1/2 ngày hay một ngày, lượng nước tích tụ nhiều sẽ làm tăng áp lực trong phổi, gây khó thở, trường hợp nặng dễ gây ngạt thở hoặc trụy tim, không nên xem nhẹ.

3. Bệnh gan

Bệnh nhân mắc các bệnh về gan như xơ gan hay xơ gan cổ trướng phải kiểm soát lượng nước uống hàng ngày, nếu uống quá nhiều nước dễ làm tình trạng tích nước trong bụng nặng thêm, khiến quá trình lưu thông chất lỏng trong cơ thể bị rối loạn.

4. Chức năng thận kém

Thận đóng vai trò giải độc trong cơ thể, khoảng 1/4 lượng chất thải cần được thận đào thải qua nước tiểu mỗi ngày. Do đó, những người khỏe mạnh được khuyên uống nhiều nước để giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.

Tuy nhiên, người thận kém không nên áp dụng phương pháp này, vì người thận kém có khả năng trao đổi chất kém, uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm bệnh nặng thêm. 

u

5. Ngồi lâu không vận động

Dân văn phòng là những người ít vận động, nếu ngồi quá lâu, không vận động dễ gây phù nề chi dưới, giãn tĩnh mạch chi dưới, trường hợp nặng còn gây ra tắc động mạch. Vì vậy, nếu uống nhiều nước khi ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến máu lưu thông kém và làm trầm trọng thêm tình trạng tê, sưng, đau ở chi dưới. Nhưng nếu ngồi lâu không vận động mà lại uống ít nước thì cũng dễ bị tăng độ nhớt máu và bị sỏi thận.

Vậy chúng ta phải làm cách nào? Tốt nhất nên đứng dậy vận động thường xuyên, đồng thời uống nhiều nước khi tập luyện.

6. Đổ mồ hôi trộm

Khi đổ nhiều mồ hôi, cơ thể sẽ mất nhiều chất điện giải và nước. Trong trường hợp này, nếu uống quá nhiều nước một lúc, natri trong máu sẽ nhanh chóng được chuyển hóa ra ngoài cơ thể, có thể gây chóng mặt, tim đập nhanh, suy nhược cơ thể, trường hợp nặng có thể dẫn đến hạ natri máu, choáng váng, chuột rút, thậm chí gây ra suy nội tạng do nhiễm độc nước. Vì vậy, khi ra nhiều mồ hôi, hãy chú ý uống một lượng nước thích hợp.

Tóm lại, mặc dù uống nhiều nước tốt cho sức khỏe nhưng tùy từng trường hợp. Nếu mắc phải những căn bệnh trên, nên đi thăm khám để điều trị kịp thời, dứt điểm, bởi "uống nhiều nước nóng" không thể chữa được bệnh. Ngoài ra, nhiệt độ nước cũng cần được kiểm soát trong khoảng 35 - 40 độ C. Nếu nhiệt độ nước quá cao có thể gây tổn thương niêm mạc miệng và niêm mạc dạ dày, đồng thời có thể gây ung thư.

Lan Hương (Nguồn: Secretchina)

Tin mới