Nhồi máu não là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ do sự tắc nghẽn các mạch cung cấp máu cho não bộ. Chỉ khi máu lưu được thông kịp thời và đến được các bộ phận một cách hài hòa thì chúng ta mới có cơ thể khỏe mạnh.
Một số thói quen sinh hoạt ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến tuần hoàn máu bị rối loạn, gây thiếu oxy trầm trọng ở một số bộ phận bao gồm não bộ, hậu quả là bệnh tật “gõ cửa”.
1. Hút thuốc nhiều
Thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tắc nghẽn mạch máu dù là hút chủ động hay thụ động. Nhiều người, đặc biệt là nam giới, phụ thuộc vào thuốc lá, hút nhiều và lâu ngày thấy sức khỏe kém đi. Các chất có hại trong thuốc lá như hắc ín và nicotin sẽ làm tăng độ nhớt của máu. Máu đặc dễ dẫn đến sự hình thành huyết khối ở , thành mạch, làm nghẽn mạch máu não. Khi lượng máu cung cấp cho não giảm, tai biến nhồi máu não dễ xảy ra.
Việc sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây tử vong trong các bệnh về tim mạch. Trung bình cứ 3 người chết vì loại bệnh này thì có 1 người hút thuốc lá.
Hãy loại bỏ hoàn toàn khó thuốc cho cuộc sống thêm phần "dễ thở".
2. Ăn quá nhiều
Để tránh nhồi máu não, bạn nên thay đổi thói quen ăn uống quá độ. Thói quen này không chỉ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, làm cơ thể trở nên nặng nề, mệt mỏi mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, đặc biệt là bệnh mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Người dung nạp quá nhiều thức ăn trong một ngày, lượng calo vượt quá tiêu chuẩn bình thường sẽ thừa cân, béo phì. Đây chính là thủ phạm chính làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
Hãy ăn vừa đủ no với chế độ ăn nhạt, nhiều rau xanh để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, đẩy lùi nhiều bệnh tật.
Bữa sáng dung nạp đầy đủ dinh dưỡng, bữa trưa và bữa tối nên ăn ít hơn.
3. Uống rượu
Việc uống nhiều rượu bia lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Lượng cồn cao sẽ làm tăng áp lực mạch, nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp ở nhiều người.
Rượu bia cũng làm tăng tỷ lệ mảng bám ở thành mạch, khiến tiểu cầu không lưu thông được và bám dính tạo thành huyết khối, gây tình trạng tắc nghẽn. Việc cung cấp máu lên não bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến đột quỵ Ngoài ra, việc uống quá nhiều rượu sẽ đẩy nhanh tiến độ xơ cứng động mạch, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nên uống nước trái cây thay vì rượu bia để cơ thể khỏe mạnh
4. Béo nhưng lười vận động
Nhồi máu não xảy ra còn là hậu quả của bệnh béo phì do thói quen lười vận động bởi tính chất công việc hay lối sống thiếu khoa học. Người bị béo phì có nguy cơ cao hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch, gây tắc nghẽn. Mỡ tích tụ nhiều trong cơ thể có thể làm tổn thương gan, gây ra các bệnh mãn tính. Những người nhẹ cân cũng có thể bị tắc nghẽn mạch máu não nhưng nguy cơ thấp hơn người thừa cân, béo phì.
Tình trạng lười vận động góp phần dẫn đến tình trạng liệt tay, liệt chân cùng bên, có thể làm tổn thương các dây thần kinh sọ não, gây tê bì các chi hoặc nửa người.
Thói quen tích cực vận động không chỉ thúc đẩy tiêu hao calo, tăng tốc độ trao đổi chất cơ bản mà còn kiểm soát được cân nặng mà còn đầy lùi nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu não.
1. Tập thể dục nhiều hơn
Tình trạng có quá nhiều lipid trong máu sẽ dẫn đến sự hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu. Việc vận động nhiều hơn sẽ giúp tiêu mỡ, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm tích tụ lipid máu và hiện tượng tắc nghẽn mạch máu não.
Bạn có thể tập luyện với cường độ thấp 2-5 lần mỗi tuần như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông… Không nên tập quá sức, nhất là đối với bệnh nhân cao huyết áp, có lượng lipid máu cao.
Đạp xe là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe rất tốt.
2. Uống nhiều nước hơn
Thói quen uống nước thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu nhờ làm giảm độ nhớt của máu, giảm tắc nghẽn mạch và lão hóa. Đặc biệt, nên uống nước hoa cúc, kim ngân, quế để tăng cường sức đề kháng.
Nên uống nhiều nước ấm để bảo vệ cổ họng trong ngày lạnh.
Thói quen xấu thường khó bỏ, nhưng nếu muốn có cơ thể khỏe mạnh, bạn cần tập thói quen sống tốt. Tuy ban đầu không dễ thay đổi nhưng nếu kiên trì, cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn.