Điều lưu ý thứ nhất: Không vứt bỏ lòng đỏ. Vì lòng đỏ trứng rất giàu protein chất lượng cao, các axit béo không bão hòa đơn, lecithin, vitamin A, vitamin B1, canxi, kẽm và các chất dinh dưỡng khác, giá trị dinh dưỡng tổng thể vượt xa lòng trắng trứng, đây là phần dinh dưỡng cốt lõi của trứng.
Gần đây, khá nhiều người Trung Quốc đọc hai cuốn sách "Kim chỉ nam hướng dẫn thức ăn Trung Quốc 2016" và "Kim chỉ nam hướng dẫn thức ăn Mỹ 2015", cho rằng trong lòng đỏ trứng gà có nồng độ cholesterol lên đến 280mg.
Trước vấn đề này, Sina khẳng định, không có bằng chứng nào cho thấy, cholesterol trong trứng gà có nguy hại đến bệnh tật, nhất là với các bệnh liên quan đến tim.
Điều lưu ý thứ hai: Trứng gà không gây hại đến nguy cơ tim mạch hay tiểu đường như nhiều người khác nghĩ, nhưng cũng không nên ăn quá 7 quả/tuần nếu như đã đầy đủ các chất dinh dưỡng khác như; tôm, cá, thịt, sữa...
Điều thứ ba: Không nên ăn trứng sống và húp trứng sống, mặc dù những thành phần dinh dưỡng trong trứng khi chưa chín không có hại cho cơ thể, nhưng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột tương đối cao đối với những người hay húp hoặc ăn trứng sống.
Điều thứ tư: Không nên dùng lửa to và quá lâu khi rán cũng như luộc quá lâu. Nếu luộc trứng chỉ cần sôi 5-6 phút, lâu quá sẽ dẫn đến hiện tượng sơ cứng protein trong trứng ảnh hưởng đên tiêu hóa và hấp thụ.
Còn rán trứng để lửa to sẽ làm trứng bị cứng, mất hương vị ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ.
Điều thứ năm: Không lưu giữ trứng quá lâu và ở nhiệt độ ở nhiệt độ phòng (20 ℃ ~ 30 ℃), trứng cần bảo quản trong tủ lạnh, tùy thuộc vào nhãn hàng và chất lượng để lưu trữ, nhưng không nên để trứng quá 1 tuần.
Điều thứ sáu: Thiếu sắt, không phải dùng trứng để bổ sung. Mặc dù theo nghiên cứu trứng khá giàu hàm lượng sắt nhưng lại rất khó để hấp thụ, vì trong lòng đỏ trứng có một loại chất gọi là "Phosvitin" chất ức chế hấp thu sắt.
Vì vậy, nếu trẻ em thiếu sắt, chúng ta không nên nhầm tưởng dùng trứng để bổ sung thành phần thiếu hụt này ở trẻ.
Điều thứ bảy: Không nên quan tâm về màu săc bên ngoài của vỏ trứng. Vì màu vỏ trứng được một loại chất gọi là "porphyrin" (bǔlín) tạo thành, thành phần vỏ trứng không hề có chất dinh dưỡng.
Chính vì việc lựa chọn màu của vỏ trứng mà nhiều bà nội trợ Việt Nam luôn có một khái niệm về trứng gà 'ta' với trứng gà công nghiệp.
Điều thứ tám: Khá nhiều người tiêu dùng Trung Quốc vẫn còn quan niệm trứng gà 'ta' với trứng gà công nghiệp.
Theo chuyên gia phân tích, hàm lượng dinh dưỡng trong quả trứng gà không phụ thuộc vào con gà, mà phụ thuộc vào chế độ ăn uống đặc biệt, chủ yếu là côn trùng, cỏ dại và các loại rau cho thức ăn của gà.
Hơn thế nữa, nhiều người từ trước đến này nhầm tưởng trứng gà nhà tốt hơn so với trứng gà công nghiệp, nhưng theo các chuyên gia của Sina thì họ không đồng tình với quan niệm này, họ cho rằng, thành phần Protein cũng như, canxi, kẽm, đồng, mangan trong trứng gà nhà thì ít hơn một chút so với gà công nghiệp, nhưng bên cạnh đó các loại chất béo, vitamin A, vitamin B2, niacin, selen thì lại ít hơn ở gà công nghiệp.
Bởi vậy sự khác biệt ở đây không có quá nhiều. Trừ trường hợp trứng giả.
Điều thứ chín: Không được nấu trứng với đậu nành mà nhiều người trong dân gian thường khuyên nhau làm.
Những protein ở đậu nành không có lợi cho tiêu hóa và hấp thụ, nếu đem nó nấu cùng với trứng, khi đun sôi sẽ làm hỏng và ảnh hưởng đến protein ở trứng.
Điều thứ mười: Hết sức lưu ý trẻ em dị ứng với trứng. Nhiều người nghĩ, trứng vô cùng 'lành' nhưng thực ra một nghiên cứu thực phẩm ở Trung Quốc cho trẻ em từ 3-12 tuổi cho thấy rằng 8,4% trẻ em dị ứng thực phẩm trong đó trẻ em dị ứng với trứng chiếm phần lớn.
Những nghiên cứu trên hi vọng sẽ đem lại cho mọi người thêm một vài điều hiểu biết nữa trong cách dùng trứng.