Theo dự kiến, cầu Thăng Long sẽ chính thức thông xe vào ngày mai (7/1) sau thời gian sửa chữa, góp phần làm giảm ùn tắc giao thông trên đường vành đai 3 và cầu Nhật Tân.
Sở Giao thông vận tải đã có phương án thống nhất với Tổng Cục đường bộ Việt Nam về phương án tổ chức giao thông. Theo đó, các phương tiện ô tô các loại được phép đi lại trên tầng 2 cầu Thăng Long như trước khi sửa chữa.
Đối với phương tiện xe buýt, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có văn bản chấp thuận phương án điều chỉnh phục hồi lộ trình các tuyến buýt sau khi thông công xong dự án sửa chữa cầu Thăng Long của Trung tâm Giao thông công cộng Hà Nội.
Từ sáng 7/1, phương tiện ô tô, xe buýt được lưu thông trở lại sau sửa chữa cầu Thăng Long.
Cụ thể, 16 tuyến xe buýt (15 tuyến buýt trợ giá số 07, 35B, 46, 53A, 53B, 56A, 58, 60B, 61, 64, 93, 95, 109, 112, CNG04 và 01 tuyến không trợ giá số 212), theo như phương án vận hành trước khi điều chỉnh phục vụ thi công cầu Thăng Long. Thời điểm áp dụng sau khi Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ thông xe cầu Thăng Long.
Đối với đề xuất điều chỉnh lộ trình, tăng tần suất dịch vụ tuyến buýt CNG04 Kim Lũ (Sóc Sơn) - Nam Thăng Long, Sở Giao thông vận tải đề nghị Trung tâm báo cáo chi tiết để Sở báo cáo Thành phố.
Sở Giao thông vận tải giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông vận tải hướng dẫn các đơn vị vận hành, tổ chức triển khai phương án điều chỉnh phục hồi các tuyến buýt đảm bảo vận hành an toàn.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị vận hành thông báo đến hành khách đi xe buýt để hành khách biết và lựa chọn phương án đi lại thuận tiện. Thu hồi điểm dừng, bổ sung thông tin điểm dừng xe buýt theo phương án phục hồi lộ trình các tuyến buýt sau khi thi công xong cầu Thăng Long.