Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao vi phạm bản quyền, in sách lậu chưa thể kiểm soát?

(VTC News) -

Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành lý giải nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền, in sách lậu vẫn diễn ra trong thời gian qua.

Trong báo cáo sơ kết 7 năm thực hiện Luật Xuất bản tại Hội nghị toàn quốc tổ chức hôm 25/11, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) nêu rõ, hiện nay vẫn còn một số nhà xuất bản, xuất bản phẩm không thực hiện đầy đủ quy định về quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

Theo đó, từ năm 2013-2019, đã có 860 xuất bản phẩm vi phạm quy định, bị xử lý dưới các hình thức khác nhau.

Hội nghị toàn quốc sơ kết 7 năm thực hiện Luật Xuất bản năm 2012 do Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức.

Vi phạm quyền tác giả

Trả lời VTC News, ông Nguyễn Nguyên cho biết, vấn đề vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu liên quan đến hoạt động liên kết. Theo đó, hiện nay theo quy định của Luật Xuất bản, trước khi được xuất bản, đơn vị liên kết và nhà xuất bản phải chứng minh đầy đủ bản quyền.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, các đơn vị liên kết đưa hồ sơ lên (bao gồm bản cam kết về bản quyền), song cam kết đó không đúng với thực tế nên xảy ra nhiều tranh chấp tác quyền.

Khó khăn khách quan từ các nhà xuất bản ở đây là không có sự chủ động tổ chức bản thảo. Còn nguyên nhân chủ quan là sự buông lỏng trong quản lý. Do đó, trong thời gian tới, Cục Xuất bản, In và Phát hành sẽ đẩy mạnh giám sát vấn đề này”, ông Nguyễn Nguyên nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, để khắc phục vấn đề vi phạm bản quyền trên, Cục sẽ thực hiện một số biện pháp cụ thể.

Thứ nhất, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Bởi bản chất của việc triển khai pháp luật gắn liền với ý thức chấp hành pháp luật. Do đó, các nhà xuất bản phải thấy việc nâng cao ý thức pháp luật không chỉ thuận lợi cho công tác quản lý, mà chính là bảo vệ quyền lợi của mình.

Thứ hai, thực hiện hiệu quả hơn thay đổi quy trình trong hoạt động liên kết. Hiện nay luật đã quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản, phạm vi thẩm quyền của đơn vị liên kết. Đồng thời có nhiều hướng dẫn cụ thể về quy trình quản lý liên kết. Thứ ba là thực hiện việc thanh tra, kiểm tra. Khi phát hiện thấy có vi phạm, Cục sẽ có biện pháp xử lý quyết liệt”, ông Nguyên nêu rõ.

Xử lý vi phạm ra sao?

Một trong những hạn chế của việc triển khai thực hiện các quy định về lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm là hiện tượng tàng trữ, mua bán sách in lậu, vi phạm bản quyền, sách có nội dung vi phạm quy định Luật Xuất bản chưa được khắc phục. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở một số địa phương chưa thực hiện liên tục, thường xuyên, hiệu quả.

Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Minh Tuấn)

Chia sẻ với VTC News về vấn đề, ông Nguyễn Nguyên cho biết, tàng trữ và in sách lậu không phải là câu chuyện mới, mà đã manh nha ở Việt Nam từ những năm 90. Ngay sau khi Luật Xuất bản năm 1993 được ban hành lần đầu tiên, tất cả các nội dung trên đã được xem xét.

Năm 2004, khi xây dựng Luật Xuất bản hoàn toàn mới, với tinh thần đột phá, cơ quan chức năng đã chỉ ra một trong những hạn chế lớn nhất của ngành xuất bản Việt Nam là in giả, in lậu, phát hành sách giả.

Liên tục từ đó đến nay, chúng ta hoàn thiện các hành lang pháp lý. Vừa rồi đã ban hành Nghị định 119 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Trong đó có những quy định phạt nặng về mặt chế tài vi phạm. Tôi cho rằng đây là một trong những hành lang pháp lý quan trọng để thời gian tới chúng ta thực hiện tốt hơn, góp phần ngăn chặn tình trạng trên”, ông Nguyễn Nguyên nói.

Ngoài ra, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành còn đưa ra các giải pháp cụ thể. Trong đó vấn đề tiên quyết vẫn là tuyên truyền ý thức, là giải pháp trọng tâm được nhiều nước áp dụng. Tiếp đó là tổ chức thực hiện xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, còn xem xét các giải pháp liên quan đến quy hoạch ngành, hành lang pháp lý cho thương mại điện tử.

Minh Tuấn

Tin mới