Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tại sao nam tiếp viên hàng không phải xét nghiệm lần 3 mới dương tính với nCoV?

Có nhiều nguyên nhân khiến cho BN1342 - nam tiếp viên hàng không phải xét nghiệm tới lần thứ 3 mới cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Liên quan tới trường hợp nam tiếp viên hàng không, bệnh nhân số 1342 mắc COVID-19 tại Việt Nam nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau 3 lần xét nghiệm (từ ngày 14 đếm 28/11), TS. BS Lê Văn Duyệt - Trưởng phòng Xét nghiệm Vi sinh - Sinh học phân tử, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tình trạng này “không có gì lạ”.

Theo BS Duyệt, virus SARS-CoV-2 khi mới vào xâm nhập vào cơ thể cần có thời gian ủ bệnh và nhân lên về số lượng. Trong khi phương pháp xét nghiệm PCR hiện nay cũng cần phải có lượng virus nhất định mới ra được kết quả chính xác. Nghĩa là trong cơ thể người bệnh phải chứa một lượng virus ở ngưỡng nhất định mới ra được kết quả.

“Đó chính là lý do tại sao mà theo quy định, một người nghi nhiễm SARS-CoV-2 phải cách ly tối thiểu 14 ngày. Đây chính là thời gian để virus ủ bệnh, nhân lên. Thông qua xét nghiệm, chúng ta mới có thể phát hiện được bệnh nhân đó âm hay dương tính với virus. Tuy nhiên, còn tuỳ vào thể trạng từng người mà virus có thể ủ bệnh trong bao nhiêu ngày. Có người 5 - 7 ngày, nhưng cũng có người 13 – 14 ngày, thậm chí lâu hơn nữa tới 1 tháng vì đây là virus mới”, BS Duyệt nói.

(Ảnh minh hoạ)

Ngoài thời gian ủ bệnh và số lượng virus, theo BS Duyệt, công tác lấy mẫu cũng rất quan trọng để cho ra một kết quả xét nghiệm chính xác. Nghĩa là nếu mẫu bệnh phẩm không được lấy đúng kỹ thuật, không đảm bảo đúng vị trí, đúng thời điểm thì kết quả cũng dể bị sai lệch trong những lần xét nghiệm.

Theo đó, quy định việc lẫy mẫu hiện nay phải đủ 2 vị trí là dịch hầu họng và dịch tỵ hầu. Như vậy, trước khi xét nghiệm, kỹ thuật viên phải quét được dịch ở vùng amidan và dịch mũi, đặc biệt là vùng mũi. Bởi khu vực này que lấy dịch phải đưa vào sâu từ 8 – 10cm và bông gần tới mang tai mới quét được tỵ hầu.

“Công việc này yêu cầu nhân viên y tế phải thực hiện thật chính xác. Nếu chỉ quét qua vòm họng hoặc đưa que vào mũi quá nông, không đúng vị trí cũng sẽ cho ra kết quả chính xác. Đây cũng chính là lý do tại sao, một trường hợp nghi nhiễm phải xét nghiệm nhiều lần liên tục”, BS Duyệt nhấn mạnh.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, trong thời gian ở khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý (số 115 Hồng Hà, Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM) từ ngày 14 đến 18/11, BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác (BN1325).

Sau khi xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính, BN1342 được về cách ly tại nhà trọ (địa chỉ tại P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, Phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM). Trong quá trình cách ly, bệnh nhân này tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN 1988, trú tại Phường 3, Quận 6, TP.HCM) tới sống cùng.

Ngày 28/11, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính. Ba trường hợp trên có tiếp xúc gần với bệnh nhân nên đều được cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. Người bạn nam cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân này được xác định là trường hợp thứ 1.347 mắc COVID-19 tại Việt Nam.

Ngay sau khi nhận được thông tin có ca dương tính lây nhiễm từ người cách ly, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long triệu tập cuộc họp khẩn với các đơn vị liên quan. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM đang khẩn trương điều tra, khoanh vùng, truy vết các trường hợp tiếp xúc.

Video: Người dân cần làm gì khi COVID-19 quay trở lại?

Phạm Quý

Tin mới