Nguy cơ mắc nhiều bệnh
Lạm dụng cà phê gây mất ngủ, đau đầu, ợ nóng dạ dày, chứng tiểu không kiểm soát và làm đổ mồ hôi ban đêm ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Sử dụng thức uống này lâu dài khiến tâm trạng người dùng dễ bị kích động do nhịp tim và huyết áp tăng cao.
Uống nhiều cà phê không tốt cho phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Một số loại thuốc có xúc tác với caffeine như thuốc kháng sinh, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, estrogen, thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ co giật cho người sử dụng.
Ảnh hưởng tuyến thượng thận
Tuyến thượng thận sản xuất ra cortisol, giúp hỗ trợ cơ thể tại thời điểm căng thẳng, nên còn được gọi là hormone stress. Nếu tiêu thụ một lượng lớn cà phê, tuyến thượng thận phải làm việc quá sức và thậm chí dẫn đến sự “kiệt sức” của cả hệ thống tiêu hóa.
Tăng lượng đường trong máu
Tiêu thụ quá nhiều cà phê sẽ diễn ra quá trình các adrenaline trong cơ thể sẽ đốt cháy năng lượng, dẫn đến việc tăng cường sự “thèm muốn” bổ sung đường. Điều này thường dẫn đến bệnh tiểu đường type2.
Đi tiểu nhiều
Cà phê có tính chất lợi tiểu, khiến cơ thể đào thải canxi qua việc đi tiểu thường xuyên hơn. Đặc biệt, những người lớn tuổi và người béo phì có rủi ro cao hơn, nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng đến xương
Uống nhiều quá nhiều cà phê, hoặc đồ uống chứa caffeine rất có thể làm tăng nguy cơ suy yếu xương và cản trở sự hấp thu vitamin D trong cơ thể.
Khử nước và gây nghiện
Caffeine có tác dụng lợi tiểu, thúc đẩy việc sản xuất nước tiểu. Vì vậy, nếu lạm dụng cà phê sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn dẫn đến tình trạng thiếu nước trong cơ thể.
Nếu việc uống cà phê trở thành thói quen thì rất dễ gây “nghiện” hay ghiền cà phê. Bạn có thể hình dung căn bệnh nghiện cà phê như: Nếu một ngày không uống một ly cốc cà phê nào thì bạn sẽ cảm thấy đau đầu, hoặc bị kích thích và thiếu tập trung.