Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tỷ phú Nga mắc kẹt vì lệnh trừng phạt

(VTC News) -

Cuộc sống của nhà tài phiệt sở hữu khối tài sản hàng tỷ USD thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm, vị tỷ phú này có thể không trả nổi cả những hóa đơn cơ bản nhất.

Trước khi các ngân hàng châu Âu đóng băng tất cả giao dịch với Nga, vợ của nhà tài phiệt người Nga Petr Aven đã khẩn cấp tìm tới tất cả các ATM ở London để rút nhiều tiền mặt nhất có thể.

Ngay sau đó, ông Aven bị Liên minh châu Âu (EU) và Anh đưa vào danh sách trừng phạt vì mối liên hệ gần gũi với Tổng thống Vladimir trong thời gian giữ chức giám đốc Alfa Bank - ngân hàng tư nhân lớn nhất của Nga. Theo đó, ông bị đóng băng tài khoản ngân hàng và nhiều bất động sản giá trị.

Nhà tài phiệt người Nga Petr Aven. (Ảnh: Financial Times)

Sau lệnh trừng phạt, cuộc sống của nhà tài phiệt sở hữu khối tài sản khổng lồ trị giá khoảng 5,9 tỷ USD dường như thay đổi hoàn toàn chỉ sau một đêm. Ông sợ rằng mình không thể trả nổi cả những hóa đơn cơ bản nhất.

Doanh nghiệp của chúng tôi bị hủy hoại hoàn toàn. Mọi thứ mà chúng tôi đã xây dựng trong 30 năm nay đã hoàn toàn đổ nát… Chúng tôi không biết phải làm thế nào để tồn tại”, ông Aven chia sẻ.

Không chỉ chịu thiệt hại về tài chính, ông Aven còn phải đối mặt với lệnh trục xuất trong vòng chưa đầy 20 ngày từ chính phủ Anh. Dù sở hữu hộ chiếu Latvia, Nga và thị thực Mỹ, nhưng ông vẫn mong muốn được ở lại Anh cùng vợ và người con mới 8 tuổi. Nếu rời đi theo lệnh trừng phạt, nhiều khả năng Aven sẽ khó mà quay lại Anh.

“Nếu tôi đi, tôi sẽ không bao giờ có thể quay lại”.

Không thể chống lại các lệnh trừng phạt

Ông Aven gia nhập Alfa-Bank – được thành lập bởi tỷ phú Mikhail Fridman – và trở thành giám đốc ngân hàng này vào năm 1994. Phần lớn tài sản của Aven và các đối tác kinh doanh của ông đến từ các khoản đầu tư vào dầu mỏ trong những năm 1990. Họ liên doanh với tập đoàn dầu mỏ khổng lồ BP của Anh vào năm 2003. Đến năm 2013, cổ phần của BP được thoái vốn cho Rosneft - tập đoàn dầu khí do ông Igor Sechin điều hành. Gần 14 tỷ USD tiền thu được từ giao dịch này được tái đầu tư thông qua LetterOne - tập đoàn đầu tư có trụ sở tại London.

Các công ty này đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cổ phần của Aven trong LetterOne đã bị đóng băng. Thậm chí, tỷ phú Mikhail Fridman đã phải chuyển cổ phần ở tập đoàn này cho một cựu nhân viên.

Trong tình cảnh đó, Aven quyết tâm thách thức các biện pháp trừng phạt mà ông cho là “không có cơ sở”. Vì vậy, ông tìm tới những người có chuyên môn pháp lý để xin tư vấn cách đối phó với những biện pháp này. 

Tuy nhiên, nỗ lực này không đem lại kết quả: “Các luật sư Anh không muốn làm việc với người Nga. Tôi cũng được cho biết rằng gần như không thể thay đổi các biện pháp trừng phạt".

Trừng phạt tài phiệt không tạo áp lực cho Tổng thống Putin

Ông Aven bày tỏ nỗi thất vọng vì không có cơ hội tự vệ trước các lệnh trừng phạt: “Nếu tòa án quyết định bạn tham ô hoặc sở hữu tiền bất chính thì (các lệnh trừng phạt) là hoàn toàn có thể hiểu được”. 

Nhà tài phiệt Nga cũng phủ nhận mối quan hệ thân cận với điện Kremlin. Ông giải thích rằng việc liên hệ với Tổng thống là để tạo điều kiện cho việc kinh doanh ở Nga.

Thật lạ khi bị phạt chỉ vì đã gặp Tổng thống. Dù chúng tôi đã cố gắng tách biệt với chính trị. Với ông Putin, tôi đại diện cho Tập đoàn Alfa chứ không phải chính bản thân tôi”.

Petr Aven cho rằng các biện pháp trừng phạt hiện tại đối với giới tài phiệt Nga sẽ không đem lại bất kỳ ảnh hưởng nào đối với Tổng thống Putin như phương Tây kỳ vọng. 

Điều này là không công bằng”, ông Aven nói.

Ông cho biết thêm rằng bản thân không hề sở hữu du thuyền hay máy bay. Không chỉ vậy, Aven còn có dự định tặng bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật của mình cho một bảo tàng hàng đầu ở Anh. Nhưng giờ đây, thủ tục quyên tặng sẽ rất phức tạp do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt.

Ông Aven phải đối mặt với lệnh trục xuất trong vòng chưa đầy 20 ngày từ chính phủ Anh. (Ảnh: Financial Times)

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine, Mỹ và các nước phương Tây đã áp dùng nhiều biện pháp trừng phạt nhằm tìm cách "cô lập" Nga với mục đích tạo sức ép cho Moskva. 

Theo đó, các ngân hàng Nga bị loại khỏi Hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp của Nga bị phương Tây "tẩy chay". 

Đặc biệt, giới tinh hoa Nga phải chịu rất nhiều biện pháp trừng phạt cá nhân. Những người bị phương Tây liệt vào danh sách trừng phạt là các tài phiệt, tỷ phú được cho là có quan hệ thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.

Trần Trang

Tin mới