Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 90,535 điểm, tăng 0,11%.
Đồng USD tăng cao từ cuối tuần trước do nhu cầu đối với các tài sản an toàn tăng lên khi tâm lý rủi ro bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn trên thị trường chứng khoán.
Đồng USD tiếp tục tăng nhẹ.
Hợp đồng tương lai của chứng khoán Mỹ đã giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng sớm ngày thứ Sáu, với các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall hướng đến tuần tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 10.
Các quỹ phòng hộ đã buộc phải thanh lý các vị trí để có thanh khoản sau khi các vị thế bán khống của họ trong một số cổ phiếu gặp phải làn sóng mua từ các nhà giao dịch bán lẻ. Sự biến động này trên thị trường chứng khoán đã thúc đẩy nhu cầu an toàn cho đồng tiền của Mỹ.
Theo tờ Wall Street Journal, các thành viên hàng đầu của Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang hứa hẹn một cách tiếp cận rất khác đối với thương mại quốc tế.
Các nhà đàm phán Mỹ sẽ không còn tập trung vào việc mở cửa thị trường cho các công ty dịch vụ tài chính, dược phẩm và các công ty khác mà các khoản đầu tư ra nước ngoài không trực tiếp thúc đẩy xuất khẩu hoặc tạo việc làm trong nước.
Trong khi đó tại Trung Quốc, hoạt động sản xuất tại các nhà máy của Trung Quốc trong tháng 1/2021 ghi nhận mức tăng trưởng chậm nhất trong 5 tháng gần đây do ảnh hưởng của đợt bùng phát mới dịch COVID-19.
Thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.160 đồng/ USD, tăng 13 đồng/USD so với cuối tuần trước.
Dù vậy, giá USD ở các ngân hàng thương mại lại quay đầu giảm mạnh. Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng USD phổ biến ở mức 22.970 đồng (mua) và 23.150 đồng (bán).
Cụ thể, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.970 đồng/USD và 23.150 đồng/USD. Vietinbank: 22.965 đồng/ USD và 23.165 đồng/ USD. ACB: 22.980 đồng/USD và 23.140 đồng/ USD.