Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Từ vụ 'võ sư' đánh vợ, phụ nữ nên làm gì khi bị chồng bạo hành

Muốn thoát khỏi cảnh bạo hành gia đình, nạn nhân hãy lên kế hoạch rời đi một cách an toàn, cố gắng không "mắc kẹt" trong sự mặc cảm hay đổ lỗi cho chính mình.

Tác giả Mirabelle Jones - nhà văn đến từ Mỹ, người ủng hộ nạn nhân bạo lực gia đình - khuyên phụ nữ nếu có ý định rời khỏi nơi mình bị bạo hành, tuyệt đối không cảnh báo kẻ ngược đãi về điều này. (Ảnh: Telegraph)

Thay vào đó, họ cần lên kế hoạch rời đi một cách an toàn. Nạn nhân nên cố gắng để dành chút tiền phòng thân, quần áo, giấy tờ và nhu yếu phẩm khác trong trường hợp phải rời đi. Họ cần tìm một nơi lưu trú trong trường hợp khẩn cấp và báo tin cho một vài người đáng tin cậy. Sự an toàn phải được đặt lên hàng đầu. (Ảnh: Lyndahinkle)

Ngay cả khi chưa sẵn sàng ly hôn, nạn nhân có thể tham gia các nhóm hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình để được chia sẻ, thảo luận về tình cảnh của mình với những người đồng cảnh ngộ, cũng như nhận sự giúp đỡ từ chuyên gia. (Ảnh: The Odyssey)

Nhiều trung tâm phòng chống bạo lực gia đình cung cấp cho nạn nhân sự hỗ trợ và tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí. Chuyên gia tư vấn có thể giúp nạn nhân phân tích tình huống họ đang gặp phải, đưa ra giải pháp và giúp họ tiếp cận các nguồn giúp đỡ trong khu vực sinh sống. (Ảnh: OnlineEducations)

Khi cần giúp đỡ, các cá nhân nên gọi ngay cho các cơ quan, tổ chức hỗ trợ nạn nhân bạo hành gia đình. Để tránh kẻ bạo hành phát hiện khi kiểm tra nhật ký cuộc gọi, nạn nhân nên gọi từ bốt điện thoại công cộng hoặc mượn điện thoại của bạn bè nếu có thể. Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình Việt Nam năm 2007, người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc UBND cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực. (Ảnh: Vistapointe)

Trong trường hợp biết ai đó đang phải chịu cảnh bạo lực gia đình, người ngoài cuộc thay vì đổ lỗi, phán xét nạn nhân, nên cố gắng giúp họ hiểu rằng họ được lắng nghe, chia sẻ. Nếu có thể, hỗ trợ nạn nhân chỗ ở, tài chính (nếu họ phụ thuộc kinh tế vào kẻ bạo hành). Tin tưởng nạn nhân để họ có quyết định đúng đắn. (Ảnh: Newshub)

Tiếp đó, đề xuất cho nạn nhân đường dây nóng của các nhóm hỗ trợ, tư vấn về bạo lực gia đình. Trong bất kỳ tình huống nào, người giúp đỡ và nạn nhân không nên đối đầu trực tiếp với kẻ bạo hành, bởi điều này có thể khiến cả hai gặp nguy hiểm. (Ảnh: Vice)

Ngày 28/8, Công an quận Long Biên (Hà Nội) cho biết đơn vị đã triệu tập Nguyễn Xuân Vinh (32 tuổi, ở phường Thạch Bàn) đến trụ sở cơ quan điều tra để làm rõ clip đánh vợ.

Bước đầu, “võ sư” này thừa nhận hành vi tấn công chị L. do mâu thuẫn trong sinh hoạt.

Nắm được thông tin Nguyễn Xuân Vinh nhắn tin đe dọa chị L. và gia đình bên vợ, cơ quan công an đã tạm giữ hành chính đối với người đàn ông để tiến hành các biện pháp ngăn chặn theo quy định.

Đại diện công an quận cho biết sẽ căn cứ kết quả trưng cầu giám định tỷ lệ tổn hại sức khỏe của người vợ để xem xét xử lý hình sự đối với Vinh.

Theo người nhà nạn nhân, đây không phải lần đầu chị L. bị chồng bạo hành.

Nguồn: Zing News

Tin mới