Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Thách cưới quá cao là vi phạm pháp luật?

(VTC News) -

Thách cưới quá cao là vi phạm pháp luật là vấn đề được nhiều người quan tâm và dưới đây là một số thông tin giải đáp.

Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ cấm hành vi “yêu sách của cải trong kết hôn”.

+ Tại khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng giải thích rõ yêu sách của cải trong kết hôn được hiểu là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng. Coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ.

- Ngoài ra, tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì việc thách cưới cũng là tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng hoặc là các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ.

- Do vậy, việc "thách cưới" - đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn là cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ. Thách cưới mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới) là các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm để mục đích bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tự nguyện, tiến bộ.

Thách cưới quá cao làm ảnh cản trở việc kết hôn tự nguyện có thể bị xử phạt hành chính thậm chí phạt tù nếu tái phạm

Căn cứ khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau: "Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

... đ. Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Như vậy, khi gia đình mà đưa ra thách cưới quá cao khiến đối phương khó thực hiện thì đây được xem là hành vi cản trở kết hôn"

Do đó, thách cưới như vậy là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

- Đồng thời, theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Hình sự 2015 thì: "Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Như vậy, yêu sách của cải trong kết hôn làm cản trở việc kết hôn tự nguyện đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì có thể bị phạt tù tối đa lên đến 03 năm.

BẢO HƯNG

Tin mới