Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Sẽ thu hồi cổ phần đã bán của Hãng phim truyện Việt Nam, trả lại tiền cho NĐT

Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam.

Trụ sở Hãng Phim truyện Việt Nam ở số 4 Thuỵ Khuê, Hà Nội. (Ảnh: TL)

 

Theo kết luận thanh tra, việc xây dựng phương án sử dụng đất tại phương án cổ phần hóa và chuyển Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện Việt Nam thành công ty cổ phần, Hãng Phim truyện Việt Nam xây dựng phương án sử dụng đất trong đó bao gồm cả toàn bộ diện tích tại khu đất số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP.HCM và toàn bộ khu đất tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc thực hiện các quy định về quản lý sử dụng đất chưa đúng quy định của Luật Đất đai.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch (VH-TT-DL) căn cứ Kết luận thanh tra số 1412 ngày 23/8/2018 của Thanh tra Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 277 ngày 2/8/2019 của Văn phòng Chính phủ thực hiện các quy trình, thủ tục để thu hồi số cổ phần đã bán và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư.

Trong đó, làm việc với Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso - nhà đầu tư) để thu hồi số cổ phần đã bán và hoàn trả tiền cho nhà đầu tư, trường hợp Vivaso không chấp hành thì phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét áp dụng biện pháp cưỡng chế để thực hiện kết luận thanh tra.

Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 10883/VPCP ngày 28/11/2019 của Văn phòng Chính phủ về số tiền để hoàn trả cho nhà đầu tư.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ kiểm tra, hướng dẫn Bộ VH-TT-DL thực hiện kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 277/TB-VPCP ngày 2/8/2019 của Văn phòng Chính phủ.

VFS là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ VH-TT-DL, có lịch sử tồn tại gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật. Tháng 1/2016, Bộ VH-TT-DL công bố quyết định tìm nhà đầu tư chiến lược cho VFS trên phương tiện thông tin đại chúng và đến tháng 6/2016, Vivaso hoàn tất quá trình mua lại VFS.

Tuy nhiên, đến tháng 12/2016, sau khi có nhiều kiến nghị của tập thể nghệ sĩ, Thủ tướng Chính phủ đã ra kết luận rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa VFS, đưa giá trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của VFS vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa.

Đến tháng 6/2017, Bộ VH-TT-DL ra quyết định thành lập Công ty CP đầu tư và phát triển Phim truyện Việt Nam thay thế Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện Việt Nam.

Vivaso cũng đưa ra rất nhiều cam kết, trong đó có việc bảo đảm việc làm, tôn trọng nghề nghiệp và bảo đảm mức lương theo quy định nhà nước với 85 thành viên còn lại của VFS, lương bình quân mỗi tháng là 4.800.000 đồng.Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ rất bức xúc về tình hình chậm lương, lương thấp và không có định hướng làm phim của ban lãnh đạo mới.

Tháng 9/2018, theo Kết luận thanh tra về Công tác cổ phần hóa Hãng Phim truyện Việt Nam chỉ rõ việc cổ phần hóa VFS còn một số tồn tại và khuyết điểm như: việc thực hiện các bước cổ phần hóa, lựa chọn tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch; Ban Chỉ đạo cổ phần hóa để cho VFS tự lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa là vi phạm Luật Đấu thầu 2013; VFS ký kết hợp đồng với 2đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và cổ phần hóa, nhưng chưa tuân thủ mẫu hợp đồng quy định… 

Nguồn: vietnamfinance.vn

Tin mới