Monaco là thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Theo báo cáo của đơn vị tư vấn bất động sản quốc tế Savills, giá nhà đất trung bình tại thị trường Monaco là 56.627 USD/m2. Ảnh: Reuters.
Đất nước này được coi là dành riêng cho giới nhà giàu với những nhà hàng sang trọng, cửa hàng thời trang cao cấp và các câu lạc bộ du thuyền. Ảnh: Reuters.
Xếp sau Monaco là Hong Kong (Trung Quôc), thị trường nhà ở đắt đỏ thứ 2 thế giới với giá trung bình 47.257 USD/m2. Nhưng theo Savills, thị trường bất động sản Hong Kong có xu hướng sụt giảm do môi trường chính trị bất ổn. Ảnh: Reuters.
Vị thế trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu đã thúc đẩy thị trường nhà ở của thành phố trở nên đắt đỏ hàng đầu thế giới. Ảnh: SCMP.
Ngoài ra, với hơn 7,5 triệu người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, sống trong một khu vực diện tích nhỏ, Hong Kong là một trong những đô thị có mật độ dân số cao nhất thế giới. Ảnh: SCMP.
Hồi đầu năm nay, một nhóm nhà đầu tư Hong Kong đã trả cho chính quyền thành phố khoảng 935 triệu USD để mua một mảnh đất rộng 1,25 mẫu Anh ở Victoria Peak, tương đương 69.025 USD/m2. Ảnh: Business Insider.
Thương vụ đã lập kỷ lục mới về giá tiền trên mỗi m2, được trả cho một khu dân cư thuộc sở hữu của chính quyền Hong Kong. Ảnh: Reuters.
Victoria Peak là một trong những khu dân cư đắt đỏ nhất Hong Kong. Đó là nơi sinh sống của nhiều nhà tài phiệt, người nổi tiếng và tỷ phú. Ảnh: Reuters.
New York cũng xuất hiện trong danh sách các thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới. Bất chấp ảnh hưởng từ dịch COVID-19, nhu cầu đối với nhà ở tại New York vẫn tăng mạnh trong năm 2021. Ảnh: Reuters.
Giá nhà trung bình tại New York là 26.523 USD/m2. Ngoài tình trạng thiếu không gian, một trong những lý do khiến thị trường New York trở nên hấp dẫn là sức hút của thành phố. New York là trung tâm của thời trang, nghệ thuật, tài chính, công nghệ và là thành phố không ngủ của thế giới. Ảnh: Reuters.
Nhật Bản cũng là một thị trường bất động sản sôi động và đắt đỏ trên thế giới. Báo cáo của Savills chỉ ra Tokyo là thị trường bất động sản đắt đỏ thứ 4 thế giới. Ảnh: Reuters.
Giá trung bình tại thủ đô của Nhật Bản là 24.371 USD/m2. Các khu dân cư đắt đỏ nhất của Tokyo bao gồm Azabu, Omotesando và Toranomon. Ảnh: Reuters.
Thành phố Geneva của Thụy Sĩ là thị trường bất động sản đắt đỏ thứ 5 thế giới với giá trung bình 22.843 USD/m2. Ảnh: Reuters.
Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc và đóng vai trò như một trung tâm tài chính. Giá nhà đất trung bình tại đây là 20.809 USD/m2. Ảnh: SCMP.
London của Anh chỉ xếp sau Thượng Hải với mức giá trung bình 20.347 USD/m2. Ảnh: AP.
Đứng thứ 8 trong danh sách thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới là Sydney với 19.012 USD/m2. Ảnh: Reuters.