Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Họp báo thông tin chi tiết việc xây tượng đài Bác Hồ ở Sơn La

UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức họp báo thông tin về đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc.

(VTC News) - Chiều 5/8, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức họp báo thông tin về đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc.


Toàn cảnh buổi họp báo chiều 5/8 (Ảnh: Q.C) 

Chủ trì buổi họp báo có bà Mai Thu Hương - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La; Đồng chủ trì có ông Nguyễn Quốc Khánh - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; cùng họp có các lãnh đạo ban ngành liên quan tỉnh Sơn La.



Những ngày qua dư luận xôn xao trước thông tin tỉnh Sơn La đã lập và thông qua đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường có tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng.



- Xin UBND tỉnh cho biết lộ trình cụ thể của việc tiến hành xây dựng dự án 1.400 tỷ đồng và việc thực hiện chủ trương xây dựng đề án xây dựng Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La có diện tích 5ha, liệu có được tiếp tục thực hiện trong bối cảnh khó khăn hiện nay?



Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Hạng mục tượng đài khoảng 200 tỷ đồng; các hạng mục còn lại theo dự kiến là trên 1.000 tỷ đồng. Hiện đề án di dời Trung tâm hành chính vẫn đang nằm trong các bước nghiên cứu tiếp theo để đảm bảo thực hiện đúng quy định về lập dự án đầu tư; đề án về cơ cấu nguồn vốn và diện tích chính thức đề án 5ha chưa được phê duyệt.



Đề án di dời Trung tâm hành chính không nằm trong dự kiến nguồn vốn 1.400 tỷ đồng của đề án xây dựng Tượng đài gắn với quảng trường và các thiết chế văn hoá TP Sơn La.



- Xin ông Khánh cho biết rõ về nguồn vốn 1.400 tỷ đồng là chỉ để xây dựng riêng hạng mục tượng đài hay bao gồm các hạng mục liền kề khác?



Ông Nguyễn Quốc Khánh: Thực tế, đây mới chỉ là đề án bước đầu của việc thực hiện các quy định về quản lý đầu tư theo quy định pháp luật. Vừa qua có một số thông tin đề án “Xây dựng tượng đài các Dân tộc Tây Bắc gắn với quảng trường tại TP Sơn La” tổng vốn đầu tư các hạng mục xin chủ trương là 1.400 tỷ đồng. Riêng hạng mục tượng đài là khoảng 200 tỷ đồng.



- Chủ tịch tỉnh Sơn La nói rằng chi phí 1.400 tỷ đồng bao gồm cả việc di dời, xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh kèm dự án tượng đài và các hạng mục liền kề, nhưng theo tài liệu phóng viên được cung cấp thì không thấy thể hiện điều này?



Ông Nguyễn Quốc Khánh: Thể hiện tại điểm 1.2, tại mục II Công văn 127 NQ-HĐND có ghi: Nhóm tượng đài Bác Hồ với Đồng bào các dân tộc Tây Bắc gắn liền với Lễ đài thuộc quy mô nhóm A2 (cao từ 5 đến 8m); Quảng trường có sức chứa 20.000 người; Đền thờ Bác Hồ; Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ; Bảo tàng tổng hợp; khuôn viên cây xanh…

Tuy nhiên, ông Khánh thừa nhận Công văn 127 không thể hiện việc di dời hay xây dựng Trung tâm hành chính của tỉnh.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La và bà Mai Thu Hương, Trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh Sơn La đồng chủ trì buổi họp báo chiều 5/8 

 - 

Nếu chưa có trong quy hoạch, trong báo cáo gửi lên cấp trên thì địa phương sẽ giải quyết việc di dời Trung tâm hành chính thế nào?



Ông Lê Hồng Minh - Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Sơn La: Dựa vào 2 công văn trình Thủ tướng Chính phủ và văn bản của Thủ tướng Chính phủ trả lời về vấn đề quý hoạch dự án, tỉnh sẽ kết hợp đề án di dời Trung tâm hành chính tỉnh Sơn La với đề án xây dựng tượng đài Bác Hồ. Đây là 2 dự án tỉnh đưa ra để xin chủ trương theo thủ tục luật đầu tư công chứ chưa được phê duyệt hay quyết định.



Ông Minh cho biết thêm, trên diện tích 20ha, trung ương cho phép xây dựng tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc, quảng trường, đền thờ… Dự án chủ trương di dời Trung tâm hành chính sẽ bao gồm các sở ban ngành liên quan, lộ trình thực hiện đến năm 2019.



- UBND tỉnh Sơn La dựa vào đâu để lồng ghép Trung tâm hành chính và các hạng mục liền kề không bao gồm Tượng đài vào dự án này trong bối cảnh tình hình kinh tế địa phương còn khó khăn? Tỉnh chi kinh phí thế nào khi thực hiện dự án? Việc xã hội hoá cụ thể như thế nào?



Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La: Dựa vào các văn bản họp bàn và trình lên trung ương, và trong quy trình xây dựng Nghị quyết, địa phương cũng đã tiến hành rất chặt chẽ. Quá trình đầu tư xây dựng dự án không làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác. Việc huy động nguồn vốn, dùng ngân sách địa phương và huy động nguồn vốn xã hội hoá.



Ông Khánh khẳng định, phương án nguồn vốn được thực hiện từ khi lập dự án, chuẩn bị đầu tư. Nguồn vốn xã hội hoá thực hiện theo kinh nghiệm học hỏi từ các tỉnh và sự ủng hộ của người dân. Ví dụ các công trình như đền thờ, công trình công cộng, cây xanh… nhận được sự tham gia xã hội hoá của các đơn vị doanh nghiệp.



Cuối buổi họp báo, ông Nguyễn Quốc Khánh thông tin thêm: "Việc cân đối nguồn vốn thì phải thực hiện theo luật đầu tư công; dự án nào được huy động, được kêu gọi xã hội hoá thì địa phương chúng tôi thực hiện. Việc này địa phương chúng tôi vẫn đang thực hiện thực từng bước, theo chủ trương và theo quy trình. Đề án này của địa phương là có tính định hướng. Sau này dự án được báo cáo, phê duyệt thì địa phương sẽ thông tin cung cấp đến các cơ quan báo chí".


Phạm Thịnh

Nguồn:

Tin mới