Các cuộc tranh luận bắt đầu nổ ra vào năm 2003 khi nhà khảo cổ học người Chile Oscar Munoz tình cờ phát hiện ra xác ướp của Ata, sinh vật chỉ dài 15 cm với phần đầu hình nón và phần xương cứng tới bất thường.
Thương gia người Tây Ban Nha Ramón Navia-Osorio mua lại bộ xương này vào năm 2012, sau đó cho phép một vị bác sỹ có tên là Steven Greer dùng kỹ thuật chụp X-quang và CT để phân tích cấu trúc sinh vật được nghi là người ngoài Trái đất.
Ata chỉ dài bằng một bào thai người, nhưng một nhà phân tích X-quang dựa trên kết quả chụp cho rằng bộ xương giống như là của một đứa trẻ 6 tuổi.
Phần đầu lớn bất thường của Ata.
Vào thời điểm đó, ông Greer cung cấp các mẫu tủy xương cho nhà miễn dịch học Garry Nolan tại Đại học Stanford ở Palo Alto, California. Ông Nolan sau một thời gian nghiên cứu khẳng định Ata chính xác là một con người, không phải là sinh vật ngoài hành tinh, nhưng không thể lý giải nổi vì sao hình dạng của Ata lại có biến dạng khác biệt với loài người đến vậy.
Để giải đáp nghi vấn này, Nolan bắt tay làm việc với các nhà nghiên cứu di truyền tại Stanford và nhóm nghiên cứu sinh học thuộc toán học Atul Butte của Đại học California, San Francisco. Sau nhiều năm nghiên cứu, Nolan và các cộng sự tiếp tục tái khẳng định Ata là con người, mang giới tính nữ, khoảng 6-8 tuổi.
Theo Nolan, phần ADN trong xương được mang đi phân tích cho thấy Ata mang đột biến ở ít nhất 7 gen gây ra biến dạng ở xương hoặc đẩy nhanh sự phát triển của chúng. Ngoài phần biến dạng này, Ata chỉ có 10 cặp xương sườn thay vì 12 như người bình thường và có thể bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh.
Vị trưởng khoa Sinh vật học tế bào thân của trường Đại học Y dược Stanford đặt nghi vấn Ata có thể chết non hoặc chết sau khi sinh trước khi được tìm thấy khoảng 40 năm.
Ata cao chưa tới 15 cm.
Trong khi đó, nhà di truyền học Alkuraya tại Bệnh viện chuyên khoa Bệnh viện King Faisal và Trung tâm Nghiên cứu ở Riyadh cho rằng Ata là minh chứng cho thấy bản chất kỳ lạ của hàng loạt các rối loạn di truyền trên cơ thể một con người.
Theo ông này, cơ thể của Ata tập hợp nhiều đột biến di truyền khác nhau mà thông thường chỉ một trong số chúng biểu lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên khác với ông Nolan khẳng định Ata mang đột biến ở ít nhất 7 gen, ông Alkuraya cho rằng một hoặc nhiều nhất 2 biến thể khiến cho Ata chỉ cao chưa đầy 15 cm.
Mặc dù vậy theo ông Alkuraya, rất khó và gần như là không thể xác định được khiếm khuyết di truyền nào là nguyên nhân gây ra khác biệt về chiều cao bởi các nhà khoa học không nắm được bất cứ thông tin nào về “nhân thân” của Ata.