Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Gây tê ngoài màng cứng khi sinh và các tác dụng phụ ít người biết

(VTC News) -

Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn như đau lưng, đau đầu, huyết áp thấp, sốt, bí tiểu và ngứa ngáy khó chịu trên da.

Đau lưng: Tác dụng phụ thường gặp nhất của việc gây tê ngoài màng cứng khi sinh ở phụ nữ đó là gây đau lưng. Mặc dù kỹ thuật này giúp giảm đau khi chuyển dạ nhưng nó cũng có thể gây đau lưng kéo dài trong thời gian sau sinh.

Huyết áp thấp: Theo các chuyên gia, gây tê ngoài màng cứng cũng khiến bạn dễ bị huyết áp thấp. Tình trạng này cần điều trị nhanh chóng trong khi sinh, vì nó sẽ ảnh hưởng tới việc cung cấp oxy cho thai nhi và lưu lượng máu đến tử cung của người mẹ. Ngoài ra, tụt huyết áp cũng làm rối loạn nhịp tim của thai nhi.

Sốt khi sinh: Tỷ lệ phụ nữ sốt khi sinh do gây tê ngoài màng cứng là 23/100 người. Ở một số người, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ bại não và tử vong ở trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu cũng chứng minh rằng, nhiệt độ não người mẹ tăng chỉ 1 – 2 độ C cũng làm ảnh hưởng tới não của trẻ.

Bí tiểu: Bí tiểu thường gặp ở những phụ nữ sinh thường. Tình trạng này xảy ra do tác động của phương pháp gây tê ngoài màng cứng khiến họ không có cảm giác cần đi tiểu. Việc này khiến nước tiểu bị giữ lại trong bàng quang gây căng, đầy và tổn thương bàng quang.

Cho con bú khó khăn: Gây tê ngoài màng cứng sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú. Bởi theo một nghiên cứu, một số loại thuốc gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra hành vi mút tay ở trẻ nhỏ và làm trẻ chậm cử động miệng.

Tổn thương dây thần kinh: Mặc dù gây tê ngoài màng cứng thường do những chuyên gia có kinh nghiệm tiêm. Nhưng một số trường hợp, có thể do luồn mũi tiêm quá sâu vào khoang màng cứng tuỷ sống của bệnh nhân mà gây ra những tổn thương lâu dài. Tỷ lệ phụ nữ bị tổn thương dây thần kinh liên quan tới gây tê ngoài màng cứng là 1 – 2%.

Nhịp tim bất thường: Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra nhịp tim bất thường ở trẻ sơ sinh. Việc này xảy ra khi màng cứng chặn các dây thần kinh để giảm bớt cơn đau chuyển dạ. Đây chính là nguyên nhân khiến nhịp tim của thai nhi bất thường.

Viêm, ngứa: Đây là tác dụng phụ được đánh giá là phiền toái nhất của phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Khi dùng liều lượng thuốc gây tê không phù hợp, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều lượng histamine gây ra khó chịu và ngứa ngáy ở nhiều nơi trên cơ thể.

Đau đầu: Gây tê ngoài màng cứng sẽ được thông qua một cây kim nhỏ dẫn đến màng cứng. Quá trình gây tê ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới thần kinh gây ra tình trạng đau đầu về sau. Một nghiên cứu chứng minh rằng, có tới 28% phụ nữ mang thai bị đau đầu mãn tính do tác dụng phụ của gây tê ngoài màng cứng.

Phạm Quý

Tin mới