Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ai nên gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh?

(VTCNews) - Thưa bác sĩ, em mang thai lần đầu và đang chuẩn bị sinh. Em nghe nói hiện nay có thủ thuật gây tê ngoài màng cứng với sản phụ.

(VTCNews) -

Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp giảm đau trong quá trình lâm bồn vì nó làm tê liệt các dây thần kinh do đó bạn sẽ không có cảm giác quá đau đớn.


H

ỏi:

Thưa bác sĩ, Em mang thai lần đầu và đang chuẩn bị sinh. Em nghe nói hiện nay có thủ thuật gây tê ngoài màng cứng với sản phụ trong giai đoạn chuyển dạ với mục đích giảm đau.

Vậy xin bác sĩ cung cấp cho em những kiến thức cơ bản về thủ thuật này và nó có tiềm ẩn tác dụng phụ gì không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Thu Hà (Hà Nội)

Trả lời:

Đây là phương pháp phổ biến nhất giúp giảm đau trong quá trình lâm bồn vì nó làm tê liệt các dây thần kinh do đó bạn sẽ không có cảm giác quá đau đớn.

 
Chị em sinh mổ sẽ được áp dụng liệu pháp này như một thủ thuật quan trọng trong quá trình mổ lấy thai nhi, hay những ca sinh khó còn ngoài ra khi áp dụng phương pháp này cần được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Gây tê ngoài màng cứng có tác dụng giảm đau với khoảng một nửa phần cơ thể bên dưới, vì thế chị em phụ nữ trong giai đoạn vượt cạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn thay vì cảm giác đau đớn tột cùng khi sinh con.

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng thường được áp dụng khi cổ tử cung mở khoảng 4 – 5 cm trở lên. Khi gây tê ngoài màng cứng thì quá trình lâm bồn của bạn sẽ chậm hơn và các cơn co tử cung cũng sẽ chậm và yếu hơn.

Gây tê ngoài màng cứng không chỉ phát huy tác dụng trong quá tr

ì

nh sinh nở mà ngay cả sau khi đã vượt cạn thành công, thủ thuật này vẫn phát huy tác dụng. Cụ thể là nếu không áp dụng thủ thuật gây tê màng cứng thì sau khi sinh bạn thường có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức và đau đớn nhưng với thủ thuật này sẽ giúp bạn cảm thấy được thư giãn, không phải chịu đựng cảm giác quá đau đớn và nhanh chóng bình phục hơn.

Tuy nhiên, thủ thuật gây tê ngoài màng cứng c

ũng c

ó nh

ững

tác dụng phụ không mong muốn này.

Ví như thủ thuật gây tê màng cứng có thể khiến cho huyết áp sụt giảm bất ngờ, chính vì lý do này nên trong quá trình gây tê cũng như vượt cạn, các bác sĩ sẽ thường xuyên theo dõi chặt chẽ mức huyết áp của bạn để chắc chắn rằng lượng máu trong cơ thể bạn vẫn đảm bảo cho sự tồn tại bình thường của thai nhi.

Trong trường hợp huyết áp đột ngột giảm bạn sẽ được điều trị bằng thuốc, thở oxy ngay lập tức.

Hơn thế nữa, gây tê ngoài màng cứng cũng gây ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động và giảm khả năng co bóp tử cung, các cơ bắp khác cũng sẽ phải g

á

nh chịu những hệ lụy không mong muốn, trong khi đó các cơ rất cần thiết cho việc đẩy thai nhi ra bên ngoài.

Bạn cũng có thể sẽ có cảm giác đau đầu trong thời gian này là bởi sự rò rỉ của chất lỏng của cột sống, Có khoảng dưới 1% chị em phụ nữ sẽ phải chịu đựng cảm giác này.

Ngoài ra bạn cũng có thể phải chịu đựng cảm giác run lẩy bẩy, ớn lạnh, buồn nôn hay khó đi tiểu cũng là hiện tượng mà bạn có thể phải đối mặt. Một số phụ nữ cũng cho biết rằng họ gặp khó khăn trong giai đoạn cho con bú vì lý do này.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu Australia cho biết những sản phụ gây tê ngoài màng cứng khi chuyển dạ luôn gặp một số vấn đề trong tuần đầu tiên sau khi sinh và thường sớm cai sữa cho bé.

Thủ phạm là chất fentanyl trong thuốc gây tê ngoài màng cứng. Chất này sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh và gây khó khăn cho việc thiết lập mối qua hệ nuôi con bằng sữa mẹ.

Ai không nên gây tê màng cứng?

Mặc dù thủ thuật gây tê màng cứng có tác dụng giảm đau rõ rệt nhưng những bà bầu sau đây không nên áp dụng thủ thuật này:

-Người có chỉ số tiểu huyết cầu thấp

-Đang bị xuất huyết

-Mắc chứng nhiễm trùng máu

-Khi độ giãn nở của tử cung chưa mở được ít nhất 4 cm

-Nếu việc lâm bồn diễn ra quá nhanh và không đủ thời gian gây tê.

Với những kiến thức cơ bản nói trên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi quyết định liệu pháp gây tê ngoài màng cứng khi sinh nở.


Khổng Thu Hà

(t

ổng h

ợp)



Nguồn:

Tin mới