Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Bạn sẽ kinh ngạc khi biết ngọc trai nhân tạo được làm ra như thế này!

Hồ Gò Miếu (Thái Nguyên) nằm giữa vùng núi cao, không có ống cống xả thải ra môi trường là nơi ông Lưu Văn Hạnh nuôi hàng ngàn con trai lấy ngọc bằng phương pháp cấy nhân tạo.

Dù có hoàn cảnh kinh tế khá giả, lại đã được nghỉ hưu nhưng ông Lưu Văn Hạnh (xã Yên Lãng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên) đầu tư mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Những con trai đã cấy nhân để tạo ngọc được treo bên cạnh lồng cá sẽ giúp thanh lọc nguồn nước tại chỗ. Ông đầu tư hơn 400 triệu đồng để nuôi 50.000 con trai lấy ngọc...

Chị Nguyễn Thị Hằng (xóm Chuối, xã Ký Phú) công nhân được cử đi học kỹ thuật cấy ngọc trai ở Ninh Bình cho biết, trong nuôi cấy ngọc trai nhân tạo, người ta đưa vào nguyên lý hình thành ngọc tự nhiên, tách các tế bào tiết chất ngọc ở bên cạnh màn áo ngoài cắt thành từng miếng tế bào nhỏ rồi cấy vào mô liên kết của trai, miếng tế bào cấy vào sinh trưởng phát triển thành túi ngọc - tiết ra chất ngọc - thành viên ngọc.

Ðầu tiên tách phần thượng bì bên trong và bên ngoài màn áo ngoài, vứt bỏ phần thượng bì bên trong, giữ lại phần thượng bì bên ngoài, chỉ có phần màu viền ngoài mới có chức năng tiết ngọc.

Phương pháp tách màn áo ngoài có nhiều cách hoặc cắt bỏ hoặc tách riêng ra, dù là cách nào cũng phải bỏ sạch phần thượng bì bên trong đi, để phần thượng bì bên ngoài rõ ràng sạch sẽ như vậy sau khi cấy vào 2 mô liên kết mới hoà nhập vào nhau, chị Hằng nói.

Các miếng tế bào cắt ra phải cho ngay vào dung dịch nuôi dưỡng để duy trì miếng tế bào có độ ẩm và sự trao đổi chất bình thường; Duy trì sự cân bằng thẩm thấu trong và ngoài tế bào và giữ ổn định pH và môi trường trung tính.

Ông Hạnh chia sẻ, mỗi con trai có thể cấy 40 - 60 miếng tế bào, chủ yếu tập trung ở phần nửa thân sau; phần màn áo ngoài phía trước có thể mỏng cho nên nếu có cấy tế bào vào chỉ nên chọn những miếng tế bào nhỏ nếu không rất dễ sinh ra các ngọc xấu. Mỗi một bên trên màn áo ngoài cấy 3 - 4 hàng, mỗi hàng cấy 7 - 9 tế bào. Hạt ngọc phải có nhân thường to, mặt ngọc trơn, không có nếp nhăn, tròn trĩnh.

Dự kiến, năm 2019 gia đình ông Hạnh sẽ thu mẻ ngọc trai đầu tiên sau 3 năm cấy và chăm sóc.

Đăng Khoa

Tin mới