Biến đổi khí hậu tiếp tục diễn trong năm 2020, khiến năm nay trở thành 1 trong 3 năm nóng nhất trong lịch sử được ghi nhận. Bên cạnh đó, 2011-2020 được ghi nhận là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử.
2020 được ghi nhận là 1 trong 3 năm nóng nhất lịch sử.
Theo các báo cáo tạm thời của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) về tình trạng khí hậu toàn cầu năm 2020, nhiệt độ đại dương đạt mức kỷ lục với hơn 80% số lượng đại dương toàn cầu phải trải qua những đợt nắng nóng gay gắt trong năm 2020.
Báo cáo dựa trên sự đóng góp của hàng chục tổ chức quốc tế và các chuyên gia đã cho thấy các sự kiện lớn trên toàn cầu, bao gồm nắng nóng khắc nghiệt, cháy rừng, lũ lụt... ảnh hưởng nghiêm trọng thế nào đến cuộc sống của hàng triệu người, gây ra nhiều mối đe dọa đối với con người, sức khỏe, an ninh và sự ổn định kinh tế do đại đại dịch COVID-19 gây ra.
Tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2020 cũng ghi nhận nhiều kỷ lục về nhiệt độ và thời gian nắng nóng. Theo đó, thời tiết năm 2020 được nhận định là biến động liên tục, bất thường, ghi nhận nhiều kỷ lục về cả lượng mưa và nhiệt độ. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động khôn lường tới cuộc sống của người dân trên cả nước, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng. Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là Cà Mau, Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình.
Trước tình hình đó, cần sự chung tay của các cấp chính quyền và người dân để ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Mới đây, Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Sở TN&MT Cà Mau, Tỉnh đoàn Cà Mau phát động cuộc thi "Sáng kiến, giải pháp và mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ĐBSCL" tại Cà Mau nhằm góp phần đóng góp vì sự phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu trong tương lai.
Cuộc thi được tổ chức từ tháng 11/2020 đến tháng 9/2021 và dự kiến trao giải vào tháng 11/2021. Đối tượng dự thi bao gồm tất cả các thanh thiếu niên độ tuổi 6 - 30 là người Việt Nam, tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm (mỗi nhóm tối đa 03 người).
Để biết thêm thông tin, liên hệ Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà Báo Tài nguyên và Môi trường, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội;
Điện thoại: 0982.253.558;
Email: Hanhdongvimekong@gmail.com;
Fanpage: Hành động vì Mekong.