Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao phụ nữ bị tấn công tình dục ở Australia không muốn trình báo?

14 năm trước, nhà báo Lucia Osborne Crowley bị một kẻ lạ mặt dùng dao uy hiếp và cưỡng bức trong chuyến đi chơi với bạn bè, cô giữ kín chuyện này suốt 11 năm.

Cô chỉ tiết lộ với bác sĩ trong văn phòng trị liệu nhỏ tại Sydney, theo The Guardian. "Đó là lần đầu tiên, câu chuyện nhiều năm trước của tôi được kể lại hoàn chỉnh", cô nói.

Theo Crowley, vào đêm bị làm hại năm 15 tuổi, cơ thể cô đầy vết bầm tím, trên người vẫn còn DNA của thủ phạm. Đó là những bằng chứng rõ ràng, có thể giúp vụ án của cô dễ thành lập, truy tố. Tuy nhiên, Crowley chọn cách im lặng. Cô không có ý định tới bệnh viện kiểm tra hay báo cảnh sát, thậm chí không nói với bố mẹ và những người bạn thân nhất.

Lucia Osborne Crowley hiện tham gia nhiều chương trình hỗ trợ nạn nhân hiếp dâm và kêu gọi họ đứng lên nói ra câu chuyện của mình. (Ảnh: Lucia Osborne Crowley)

"Tôi đã xem đủ từ thủ tục của cảnh sát, phim truyền hình về xử án đến sự kiện ở trường trung học để biết rằng phần lớn khả năng tôi sẽ không được tin tưởng khi đứng ra tố cáo. Tôi biết cảnh sát sẽ thẩm vấn mình về những gì đã xảy ra như thể tôi mới là người bị xét xử. Tôi biết họ sẽ hỏi tôi mặc gì khi đó, có uống rượu không (có), nói chuyện với thủ phạm trước khi anh ta kéo tôi vào nhà vệ sinh và cưỡng hiếp tôi không", Crowley nhớ lại.

Theo cô, ở thời điểm đó, những điều kể trên sẽ khiến lời nói của cô không đáng tin, dù cơ thể có đầy thương tích và bằng chứng.

"Cũng vào năm 15 tuổi, tôi tìm đến cảnh sát để nhờ họ giúp đỡ một người bạn thân đang bị bạn trai bạo hành. Họ chỉ bảo tôi khuyên cô ấy chia tay bạn trai và họ chẳng thể làm gì được", cô nói thêm.

Đáng báo động

Tại Australia, con số cáo buộc hiếp dâm bị hệ thống tư pháp bỏ lọt ở mức đáng báo động.

Hơn 140.000 vụ tấn công tình dục được báo cho cảnh sát Australia từ năm 2007 đến 2017. Trong đó, cảnh sát đã bác bỏ gần 12.000 đơn tố cáo với lý do không tin rằng một vụ tấn công tình dục đã xảy ra.

Cảnh sát cũng giải quyết hơn 34.000 vụ, tương đương 25%, mà không bắt giữ hay thực hiện bất kỳ hành động pháp lý nào. Chỉ có 20-29% thủ phạm trong các vụ tấn công tình dục bị xét xử.

Nhiều nạn nhân hiếp dâm ở Australia không dám trình báo sự việc. Ảnh: Alamy.

Một nghiên cứu do chính phủ liên bang Australia công bố vào năm 2019 cho thấy vẫn chưa có nhiều người đứng lên tố cáo hành vi hiếp dâm, số vụ bị truy tố và kết án còn thấp.

Tình trạng này đến từ nhiều nguyên nhân, bao gồm việc nạn nhân bị sốc và bối rối sau khi bị tấn công cũng như lo sợ sẽ không được tin tưởng.

Ngay cả khi nạn nhân đi khai báo và cảnh sát thành lập vụ án, sự việc cũng rất dễ bế tắc ở giai đoạn tiếp theo là kiểm tra DNA. Trong năm 2018, có ít nhất 6.741 bộ dụng cụ điều tra hiếp dâm chưa qua kiểm định chất lượng vẫn được văn phòng cảnh sát ở bang New South Wales, Victoria và Queensland sử dụng.

Ở bang Victoria, gần 5.000 bộ dụng cụ điều tra hiếp dâm đã được sử dụng, nộp lên làm bằng chứng từ năm 2011 đến 2018. Hơn một nửa trong số đó chưa qua kiểm định chất lượng.

Nếu nạn nhân vượt qua những rào cản kể trên và đứng lên tố cáo, vẫn có nhiều khả năng họ bị bác đơn khiếu nại ở giai đoạn cuối cùng của quá trình. Theo một nghiên cứu ở bang New South Wales, 74% người bị cáo buộc phạm tội liên quan đến tình dục được tuyên trắng án.

Theo Crowley, các số liệu thống kê phản ánh sự thật khủng khiếp về mức độ nghiêm trọng của tình trạng những nạn nhân hiếp dâm ở Australia.

"Khi nói bản thân bị tổn thương, chúng tôi lại bị bảo là kẻ làm hại người khác. Khi nói rằng cần công lý, chúng tôi lại bị cho là những kẻ xâm phạm công lý của những kẻ chúng tôi buộc tội", Crowley nói.

Nguồn: Zing News

Tin mới