Tranh cãi về cách tổ chức đám tang
Đến sáng 12/7, hơn nửa triệu người đã ký vào đơn kiến nghị trực tuyến, được đăng tải trên trang web của Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, phản đối việc tổ chức tang lễ cấp Thị trưởng cho ông Park Won-soon.
Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông Park có xứng đáng được tổ chức tang lễ 5 ngày do chính quyền thành phố Seoul tổ chức hay không.
“Có nhất thiết phải tổ chức đám tang 5 ngày đầy phô trương của một chính trị gia có ảnh hưởng, nhưng lại bị nghi quấy rối tình dục không? Đám tang theo quy mô gia đình là phù hợp”, bản kiến nghị viết.
Đám tang cố Thị trưởng Seoul Park Won-soon sẽ diễn ra trong 5 ngày. (Ảnh: Yonhap)
Theo luật pháp Hàn Quốc, vụ quấy rối tình dục của Thị trưởng Seoul tự động chấm dứt điều tra sau cái chết của ông Park.
Ahn Cheol-soo, người đứng đầu đảng đối lập Nhân dân, viết trên trang cá nhân rằng: “Tôi quyết định không đi viếng riêng”, mặc dù sự ra đi của ông Park là một sự cố đáng tiếc. Ông Ahn cũng cho đây là lúc để nhìn lại "nhận thức và hành vi" của các quan chức cấp cao.
2 nữ nghị sĩ đảng cấp tiến đối lập Công lý, Ryu Ho-jeong và Jang Hye-yeong bày tỏ sự cảm thông với người phụ nữ tố bị ông Park quấy rối tình dục và từ chối bày tỏ lòng tôn kính với cố Thị trưởng Seoul.
Choi Min-hee, một nhà lập pháp trước đây của Đảng Dân chủ cầm quyền, cáo buộc Đảng Công lý “chính trị hóa” đám tang của cố Thị trưởng Seoul Park Won-soon.
Nạn nhân đòi xử án quấy rối tình dục
Ngày 13/7, nhóm dân sự đại diện cho cựu thư ký trên đã nêu ra các cáo buộc quấy rối tình dục đối với Thị trưởng Seoul Park Won-soon, kêu gọi một cuộc điều tra về vụ án thuộc phong trào "MeToo". Nạn nhân không tham gia buổi họp báo này vì lý do sức khỏe.
Trong cuộc họp báo, các quan chức thuộc Đường dây nóng Phụ nữ Hàn Quốc và Trung tâm cứu trợ bạo lực tình dục Hàn Quốc kêu gọi các nhà chức trách đưa ra một “điều tra thích hợp” vào vụ án mà “nạn nhân lấy hết can đảm và hy vọng rằng, vụ việc sẽ được giải quyết một cách chính đáng".
Họp báo được tổ chức tại Văn phòng Đường dây nóng Phụ nữ Hàn Quốc chiều 13/7. (Ảnh: Yonhap)
"Chúng tôi đang đối mặt với tình huống mà bị cáo vắng mặt ... nhưng không có nghĩa là sự thật sẽ biến mất", nhóm vận động cho biết và thúc giục phía cảnh sát và chính quyền thành phố đẩy mạnh điều tra vụ án.
Kim Jae-ryun, luật sư của nạn nhân cho biết, cựu thư ký yêu cầu gửi thêm bài đăng khác, sau khi bị cáo buộc lạm dụng và chia sẻ hình ảnh và tin nhắn từ Thị trưởng Seoul Park Won-soon tới bạn bè và đồng nghiệp của cô.
Luật sư Kim cũng cho biết thêm: "Nạn nhân bị quấy rối tình dục trong suốt 4 năm làm thư ký, và dù được chuyển sang phòng ban khác nhưng tình trạng vẫn tiếp diễn" và "nơi xảy ra vụ án là văn phòng Thị trưởng và phòng ngủ ở văn phòng".
Trong tuyên bố bởi một quan chức tại Trung tâm cứu trợ bạo lực tình dục Hàn Quốc, nạn nhân “hy vọng được sống trong một thế giới, nơi cô có thể sống một cuộc sống nhân văn” và “có lại cuộc sống bình thường như trước”.
"Tôi muốn nhận được một lời xin lỗi nhân đạo và ông ta phải bị pháp luật Hàn Quốc trừng trị”, cô này nói.
Trước đó, cựu thư ký trở thành trung tâm của xung đột chính trị, và đã yêu cầu được cảnh sát bảo vệ cá nhân sau cái chết đột ngột của Thị trưởng Park Won-soon vừa qua. Trong khi một số người lên tiếng ủng hộ và đoàn kết giúp nạn nhân bị cáo buộc, những người khác lại cáo buộc cô đưa ra những cáo buộc sai lệch và đe dọa sẽ theo dõi cựu nữ thư ký này.