Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ngân hàng ACB: ‘Bắt nợ’ GPBank 252 tỷ, dễ mất trắng 400 tỷ tại CB

Lãi 6 tháng đầu năm đạt 663 tỷ đồng nhưng ngân hàng ACB có nguy cơ mất trắng 520 tỷ đồng và đang nỗ lực ‘bắt nợ’ GPBank 252 tỷ đồng.

Từ sau khi bầu Kiên bị bắt, ngân hàng thương mại cổ phần Á châu (ACB) bị ảnh hưởng khá nặng nề. Năm nay, ACB lại có liên quan tới một đơn vị dính vòng lao lý. Đó là ngân hàng Xây Dựng (CB).

Trong khi những phiên tòa xét xử nguyên lãnh đạo CB nóng lên nhiều ngày qua, ACB thông báo báo cáo tài chính báo cáo soát xét bán niên hợp nhất 2016 với thông tin nợ liên quan đến CB.

Dễ mất trắng 400 tỷ tại CB

Cụ thể, ngày 31/1/2015, Ngân hàng Nhà nước đã mua lại CB với giá 0 đồng. Như vậy, ACB đã “mắc kẹt” 400 tỷ đồng tiền gửi tại CB. Tới nay, khoản 400 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại CB đã quá hạn, lãi đã được phân loại vào nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).

Tại thời điểm cuối quý 2/2016, tổng số tiền trích lập dự phòng cho khoản tiền gửi này tại thời điểm của ACB là 165,6 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số 176 tỷ đồng hồi cuối năm 2015 là 176 tỷ đồng.

Nợ có khả năng mất vốn là khoản nợ mà ACB có nguy cơ mất trắng. Tuy nhiên, ACB vẫn đang nỗ lực xử lý khoản nợ này đã tránh thiệt hại.

Ngân hàng ACB sẽ 'bắt nợ’ GPBank 252 tỷ và dễ mất trắng 400 tỷ tại CB 

ACB cho biết, ngân hàng đã gửi Công văn 7261 đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét cho ACB điều chỉnh kỳ hạn thu hồi khoản tiền gửi này và lãi liên quan. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn 10005 phê duyệt đề nghị này. Khoản tiền gửi 400 tỷ đồng này sẽ được thu hồi hàng năm theo lộ trình đã được phê duyệt đến ngày 30/09/2020.

Như vậy, CB “góp” 400 tỷ đồng vào nợ có khả năng mất vốn tại ACB. Đây là con số lớn nên không có gì ngạc nhiên nếu nó chiếm tỷ trọng không hề nhỏ trong tổng nợ xấu của ACB.

Mặc dù giảm về tỷ lệ nhưng về số tuyệt đối, tại thời điểm cuối quý 2/2016, nợ xấu của ACB đạt 3.367 tỷ đồng, tăng 455 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2015. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng từ 1.066 tỷ đồng lên 1.338 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn của ACB tại CB chiếm 30% tổng nợ có khả năng mất vốn và chiếm 12% tổng nợ xấu.

"Bắt nợ" GPBank 252 tỷ

Báo cáo tài chính báo cáo soát xét bán niên hợp nhất 2016 cũng hé lộ khoản tiền gửi 772 tỷ đồng tại Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank). GPBank đã bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng vào ngày 7/7/2015.

Khoản tiền gửi này được chia thành 2 phần và xử lý theo 2 cách khác nhau. Trong đó, tại thời điểm 31/03/2014, với khoản tiền 252 tỷ đồng tại GPBank, ACB đã ký thỏa thuận gia hạn khoản tiền gửi này thêm 24 tháng đến 04/09/2016.

Đến ngày 25/12/2015, ACB đã gửi Công văn số 7261/CV-TH.15 đến Ngân hàng Nhà nước đề nghị xem xét chấp thuận cho ACB chuyển nhượng các trái phiếu và bất động sản do GPBank nắm giữ để cấn trừ khoản tiền gửi này.

Đồng thời ACB sẽ miễn giảm toàn bộ lãi phải thu phát sinh từ khoản tiền gửi. Vào ngày 29/12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 10005/NHNN-TTGSNH phê duyệt đề nghị này.

Với khoản tiền 520 tỷ đồng còn lại, ACB đã xử lý xong. Vào ngày 7/4/2016, ACB đã nhận chuyển nhượng các trái phiếu với mệnh giá 500 tỷ đồng do một công ty cổ phần trong nước phát hành để cấn trừ 520 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại GPBank.

“Giam vốn” ở chứng khoán

ACB là một trong những ngân hàng đổ khá nhiều tiền vao chứng khoán. Tính đến giữa năm 2016, giá trị chứng khoán đầu tư của ACB là 40.079 tỷ đồng, trong đó ngân hàng dành 2.726 tỷ đồng cho trích lập dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư. Giá trị chứng khoán kinh doanh của ACB là 1.068 tỷ đồng, khoản trích lập cho chứng khoán kinh doanh là 12,2 tỷ đồng.

Dành nhiều tiền cho chứng khoán nhưng ACB chưa hái quả ngọt với khoản đầu tư khủng này. Trong nửa năm 2016, ACB đã gánh khoản lỗ 10,1 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chứng khoán và lỗ 462 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư.

Bảo Linh

Tin mới