Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hồ nước đỏ như máu khiến các sinh vật rơi xuống bị ‘hóa đá’ như dính lời nguyền

Hồ Natron nằm ở phía Bắc Tanzania có vẻ đẹp kỳ ảo với màu đỏ tươi.

Khi đến gần bờ hồ Natron ở Tanzania, du khách sẽ thấy một cảnh tượng rùng rợn tưởng chỉ có thể xuất hiện trong phim kinh dị. Ở đó, nằm rải rác trên mặt đất là những bức tượng đá vôi cứng ngắc mang hình thù của những con chim nhỏ, rũ cánh nằm chết.

Hồ Natron có màu sắc đặc biệt là do một loại vi khuẩn mang sắc tố đỏ gây nên. Nơi này còn được biết đến với những lời đồn của người dân địa phương cho rằng hồ chịu một lời nguyền khiến bất cứ sinh vật nào tới gần đều sẽ bị hóa đá.

 

Hồ Natron nhìn từ trên cao. (Ảnh: Internet)

Vì sao hồ Natron khiến các sinh vật rơi xuống bị hóa đá?

Nguyên nhân là do nồng độ kiềm trong hồ quá cao khiến cho những loài vật không may sẩy chân rớt xuống hồ bị phân hủy và vôi hóa. Khi mực nước hồ hạ thấp, xác động vật dạt vào bờ, trên mình phủ một lớp muối.

“Thủ phạm” gây ra hiện tượng lạ trên là ngọn núi lửa một triệu năm tuổi Ol Doinyo Lengai ở phía Nam của hồ Natron. Dung nham từ ngọn núi chảy xuống mang theo lượng muối khoáng đặc biệt, khác với muối trong nước biển thông thường. Hàm lượng muối khoáng quá cao khiến những con vật nhỏ tội nghiệp sau khi rũ cánh xuống ven hồ tự động bị vôi hóa và thiên nhiên sẽ ướp xác cho chúng.

 

Các sinh vật bị "hóa đá" khi rơi xuống hồ. (Ảnh: Nick Brandt)

Xác các con vật được bảo quản rất tốt, hình dáng sống động của chúng vẫn được giữ nguyên, bọc trong những lớp xi măng bằng muối. Sinh vật sống một khi chìm trong hồ sẽ bị phân hủy trong thời gian rất ngắn. Có lẽ bởi vậy mà xác của chúng vẫn giữ nguyên hình dáng như khi còn sống.

Những “bức tượng đá vôi” này được bảo quản hoàn hảo đến từng chi tiết, nếu vạch mỏ một con dơi, bạn có thể thấy chiếc lưỡi nhỏ của nó vẫn còn nguyên vẹn, từng cọng lông vẫn còn nhìn thấy rõ trên mặt.

Xác con dơi từng rơi xuống hồ trông như một tác phẩm nghệ thuật. (Ảnh: Nick Brandt)

Vẫn có sinh vật chịu được điều kiện khắc nghiệt của "hồ tử thần"

Số ít loài sinh vật may mắn tồn tại được ở Natron là một vài loại tảo, vi khuẩn đặc hữu và chim hồng hạc. Hồ tử thần này là nơi lý tưởng duy nhất cho chim hồng hạc làm tổ trong mùa sinh sản. Môi trường kiềm của hồ là cái bẫy tuyệt vời chống lại những kẻ thù cố gắng tiếp cận tổ của chúng

Ảnh: Internet

Nếu mực nước sâu vừa đủ, chúng sẽ đậu trên các mỏm muối và làm tổ bằng bùn từ núi lửa. Tuy nhiên, cũng có những con hồng hạc kém may mắn bị rơi xuống hồ và trở thành những xác ướp trong lớp muối xi măng, trôi dạt vào bờ như các loài động vật khác.

Tuy nhiên, nếu chẳng may rơi xuống hồ, hồng hạc cũng bị "hóa đá" giống như số phận những sinh vật khác. (Ảnh: Nick Brandt)

Hồ Natron cũng là nơi khắc nghiệt với cả con người. Nhiệt độ ở đây khá cao, nồng độ muối lớn nên không khí vừa khô vừa nóng, khiến những người đến đây nhanh chóng mất nước và mệt mỏi.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới