Các nhà khoa học cho rằng đây có thể là chiếc lông cổ nhất từng được tìm thấy. Nó có thể có niên đại lên tới 105 đến 110 triệu năm, ở đầu kỷ Phấn trắng.
Theo nhóm nghiên cứu, chiếc lông này mắc kẹt trong hổ phách có thể là do con vật dính nhựa cây trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Khi nó thức dậy, nhựa cây khô lại làm rách lông trên cơ thể chúng.
Chiếc lông mắc kẹt trong hổ phách. (Ảnh: Twitter)
"Nhiều khả năng phần lông này thuộc về loài chim đã tuyệt chủng Enantiornithes. Kiểu kết cấu lông bề mặt tương tự như của động vật có vú hiện nay", nhà nghiên cứu Sergio Álvarez-Parra tới từ Đại học Barcelona cho hay.
Mảnh hổ phách này được tìm thấy ở tỉnh Teruel, Aragon, Tây Ban Nha cách đây vài năm.
Aragon nổi tiếng với các hóa thạch động vật có xương sống, như các loài khủng long Proa valdearinnoensis và Europelta carbonensis.
"Nhưng không ai nghĩ rằng chúng tôi có thể tìm thấy vết tích của động vật có xương sống trong hổ phách", ông Sergio cho biết.