Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Danh ca Phương Dung kể về mối tình keo sơn hơn nửa thế kỷ

(VTC News) -

Lúc gặp người đàn ông của đời mình, danh ca Phương Dung cảm thấy "như bị sét đánh", "đứng hình"; dù bị mẹ ngăn cấm, bà vẫn quyết đến với người mình yêu.

 Tập 5 "Vang bóng một thời" là màn hội ngộ giữa hai giọng ca thành danh với dòng nhạc Bolero ở hai thế hệ khác nhau là danh ca Phương Dung và ca sĩ Tố My.

Tại chương trình, Phương Dung đã có những chia sẻ xúc động về chuyện đời chuyện nghề. Trong khi "Ngọc nữ Bolero" Tố My cũng được dịp song ca cùng danh ca tiền bối.

"Ngọc nữ bolero" Tố My song ca cùng danh ca Phương Dung.

MC Đại Nghĩa giới thiệu chủ đề hôm nay sẽ là "Giai điệu thời gian – Tuyệt phẩm Bolero", và người sẽ đồng hành cùng nam MC trong vai trò bình luận là NSƯT Vân Khánh. Với chủ đề này thì Đại Nghĩa cho biết hôm nay chương trình đã mời về một "tượng đài" của dòng nhạc Bolero, và không ai khác người đó chính là danh ca Phương Dung. 

Danh ca Phương Dung là một trong những giọng ca nổi tiếng của Sài Gòn thập niên 60. Tiếng hát Phương Dung đi vào lòng người mến mộ với các ca khúc bất hủ như: "Nỗi buồn gác trọ", "Khúc hát ân tình", "Sương lạnh chiều đông"… 

Trải lòng về "mối tình đầu" từ lúc 5 tuổi, Phương Dung cho biết đó chính là "âm nhạc". Lúc đó có một đoàn hát về Gò Công, cha của nữ danh ca đã nài nỉ và được "anh bầu" cho lên sân khấu hát. Đến năm 1959, Phương Dung lúc này mới 11, 12 tuổi đã tham gia cuộc thi tuyển chọn ca sĩ và lọt vào chung kết. Lần đó Lê Văn Thiện (chính là nhạc sĩ Thanh Sơn) đoạt giải Nhất, còn Phương Dung đươc hạng Tư. 

Đến năm 16, 17 tuổi, Phương Dung nhận bài "Nỗi buồn gác trọ" của nhạc sĩ Mạnh Phát, nữ danh ca đặt cả tâm tư và tự tưởng tượng mình là một cô gái trên gác trọ đang đi tìm giấc mơ ca hát của đời mình. Bài hát sau đó đã trở nên nổi tiếng nhờ bài báo của thi sĩ Kiên Giang – Hà Huy Hà, người đã tặng cho Phương Dung cái tên "Nhạn trắng Gò Công".

Nhớ lại lần đầu gặp người chồng quá cố vào năm 19 tuổi, Phương Dung cho biết lúc đó bà qua qua Thái Lan diễn thì tình cờ gặp ông Võ Doãn Ngọc. "Lúc đó ông nói tiếng Việt không rành lắm, nhưng khi gặp thì hai người như bị 'sét đánh'… Lúc đó tự dưng tôi bị đứng hình…". Lúc đầu mẹ của Phương Dung ngăn cấm hai người, tuy nhiên cả hai đã cùng nhau vượt qua và đi đến đám cưới, ở với nhau hơn 50 năm và có tất cả 8 người con. 

Phương Dung bồi hồi xúc động khi nhắc về hai nhạc sĩ mà mình mang ơn, đó là nhạc sĩ Mạnh Phát (đồng tác giả bài "Nỗi buồn gác trọ") và nhạc sĩ Huỳnh Anh (tác giả bài "Kiếp cầm ca"). 

Phần tiếp theo của chương trình là sự góp mặt của ca sĩ Tố My – người được Đại Nghĩa giới thiệu là "Thế hệ kế thừa của dòng nhạc Bolero". Là một ca sĩ trẻ, Tố My cho biết cô cảm thấy rất áp lực khi thể hiện những tuyệt phẩm Bolero vì đó đều là những ca khúc "đóng đinh" tên tuổi của những cố chú anh chị thế hệ trước.

Danh ca Phương Dung bèn đưa ra lời khuyên với Tố My nói riêng và thế hệ trẻ hát Bolero nói chung, rằng nên tìm những bài hát để định hình tên tuổi hơn là hát lại những bài mà bản thân yêu thích. Để đáp lại điều này, Tố My dành tặng cho "tiền bối" Phương Dung và khán giả một sáng tác mới của nhạc sĩ Vũ Thanh (tác giả bài hát nổi tiếng Đắp mộ cuộc tình), ca khúc "Mấy độ truân chuyên".

Khép lại chương trình, danh ca Phương Dung cùng "Ngọc nữ Bolero" Tố My cùng thể hiện ca khúc "Hai lối mộng" của nhạc sĩ Trúc Phương. Giọng hát truyền cảm của hai thế hệ ca sĩ khiến khán giả hâm mộ dòng nhạc này vô cùng xúc động.

Lê Anh (Vov.vn)

Tin mới