Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Biến chứng COVID-19 kéo dài hơn 1 năm của nữ y tá 31 tuổi

Nữ y tá làm trong khu hồi sức cấp cứu vẫn đang phải chiến đấu với tác dụng phụ của COVID-19.

Khi nhiễm COVID-19 vào tháng 7/2020, Marianna Cisneros không nghĩ mình sẽ bị nghiêm trọng tới vậy. Nữ bệnh nhân phải nhập viện trong 6 ngày vì khó thở và có tổn thương não. Khi đó, cô từng nghĩ mình sẽ không vượt qua. Hơn một năm sau, nữ y tá làm trong khu hồi sức cấp cứu vẫn phải chiến đấu với tác dụng phụ của COVID-19 hành hạ cô.

Người phụ nữ 31 tuổi sống ở bang California (Mỹ) đang phải vật lộn với chứng dysphasia, khiến cô gặp khó khăn khi nuốt. Đây thường là biến chứng của các tình trạng như đột quỵ, ung thư hoặc đa xơ cứng.

Nữ y tá Marianna Cisneros.

"Tôi đã trong tình trạng này hơn một năm nay. Tôi luôn đói nhưng không thể ăn vì nguy cơ mắc kẹt thức ăn. Tôi hầu như không thể đi lại và gặp rất nhiều hiện tượng thần kinh kỳ lạ”, Marianna kể.

Marianna từng là một vận động viên thể hình nhưng đã không thể tập luyện như trước đây sau khi nhiễm COVID-19. Các bác sĩ chưa thể lý giải nguyên nhân khiến Marianna bị như vậy.

Marianna cũng mắc phải hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng khiến nhịp tim tăng nhanh bất thường khi ngồi xuống hoặc đứng lên. Bệnh của cô xảy ra theo đợt với ngày khỏe yếu xen kẽ.

Cô giải thích việc phải vật lộn để tự đi vệ sinh như thế nào. Cô không bao giờ nghĩ COVID-19 có thể hạ gục một ai đó ở độ tuổi của mình.

Trong khi Marianna phải chịu tác dụng phụ nghiêm trọng do COVID-19 gây ra, những người đang nhiễm Omicron cho biết họ giống như bị cảm lạnh.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu biến thể Omicron có gây ra chứng COVID-19 kéo dài hay không.

Trong hơn 15,4 triệu ca COVID-19 ở Anh, có tới 1 triệu người có triệu chứng COVID-19 kéo dài, xảy ra sau khi họ đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. 

Mệt mỏi là triệu chứng phổ biến nhất (58%), sau đó là khó thở (42%), đau cơ (32%) và khó tập trung (31%).

Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh ghi nhận, COVID-19 phổ biến ở các nhóm như phụ nữ, từ 35 đến 69 tuổi, sống ở các vùng nghèo, làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và xã hội và bị khuyết tật.

Các biểu hiện của hội chứng dysphasia gồm khó nuốt, sặc hoặc ho khi ăn, cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng, đồ ăn trào ra, đôi khi qua mũi.

Nguồn:

Tin mới