Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ngành nào hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm?

Trong nửa đầu năm, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đạt 9,24 tỉ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ dù khó khăn do đại dịch COVID-19.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố, tính đến ngày 20-6, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,27 tỉ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, vốn thực hiện của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ước đạt 9,24 tỉ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Con số này khá tích cực trong bối cảnh dịch COVID-19.

Cụ thể, có 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giảm 43,3% về số lượng nhưng tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỉ USD tăng 13,2% so với cùng kỳ; 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỉ USD tăng 10,6% so với cùng kỳ…

Bất động sản là một trong 3 lĩnh vực thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất từ đầu năm đến nay.

Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỉ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện; kinh doanh bất động sản; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ… 

Hiện Singapore dẫn đầu danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn rót 5,64 tỉ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỉ USD tăng 66,8%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.

Trong báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu quý III/2021 vừa công bố, Ngân hàng UOB (trụ sở tại Singapore) nhận định dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn tích cực trong năm nay dù dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, phản ánh niềm tin từ các nhà đầu tư vào tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tâm lý tích cực từ các nhà đầu tư được phản ánh trong cả hạng mục đầu tư hiện hữu và cấp mới. Riêng hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) chậm lại khi đạt 1,31 tỉ USD tính từ đầu năm, ít hơn hơn một nửa giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Về triển vọng tăng trưởng kinh tế, các chuyên gia của UOB kỳ vọng GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng ở mức 6,7%. Dù trong quý II/2021, các dữ liệu lạc quan của tháng 4 và 5 giúp dự kiến GDP có thể tăng thêm 7% so cùng kỳ, dù có rủi ro khi một số địa phương bùng phát các ca nhiễm mới vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6.
Nguồn: Báo Người Lao Động

Tin mới