Điều này đồng nghĩa với việc, các nhà khoa học có thể dự đoán sức khỏe của một người trong vòng một thập kỷ, trước khi người này xuất hiện bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sức khỏe đang kém dần.
Theo đó, các nhà khoa học cho biết, họ có thể dự đoán được liệu một người nào đó có nguy cơ chết sớm trong vòng 10 năm tới hay không bằng cách xem xét sức khỏe đôi mắt. Họ cho rằng, võng mạc - mô nằm ở phía sau của mắt, có thể cung cấp manh mối về sức khỏe của một người.
Tổn thương các dây thần kinh và mạch máu trong võng mạc có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một bệnh lý nào đó.
Được biết, các yếu tố như huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc và chế độ ăn uống kém có liên quan đến các rối loạn về mắt, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng.
Dấu hiệu ở mắt có thể cho thấy nguy cơ tử vong sớm ở một người.
Nghiên cứu mới cho thấy, nếu võng mạc lão hóa nhanh hơn so với cơ thể thì người bệnh đang gặp bất ổn về sức khỏe và có nguy cơ chết sớm. Sự chênh lệch này được gọi “khoảng cách tuổi võng mạc”, theo các chuyên gia Úc và Trung Quốc.
Họ đã thử nghiệm lý thuyết “mở rộng tầm mắt” của mình trên hàng nghìn người Anh. Theo đó, những người có khoảng cách tuổi võng mạc lên đến 10 năm có nguy cơ tử vong cao hơn tới 67% trong khoảng 11 năm.
"Những phát hiện này cho thấy, tuổi võng mạc có thể là một dấu hiệu sinh học quan trọng về mặt lâm sàng của sự lão hóa,” các tác giả viết trên Tạp chí Nhãn khoa Anh.
"Võng mạc cung cấp một 'cửa sổ' duy nhất, dễ tiếp cận để đánh giá các quá trình bệnh lý cơ bản của các bệnh về hệ thống mạch máu - thần kinh có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong.
Giả thuyết này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu trước đây, vốn cho rằng hình ảnh võng mạc chứa thông tin về các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh thận mãn tính và các dấu ấn sinh học toàn thân".
Đối với nghiên cứu của mình, các nhà khoa học lần đầu tiên kiểm tra được tuổi thọ của một người nào đó chỉ dựa trên võng mạc.
Theo đó, 19.200 người trưởng thành ở Anh trong độ tuổi từ 40 đến 69 được tham gia một cuộc kiểm tra võng mạc. Một mẫu máy có thể dự đoán chính xác tuổi thọ của người tham gia chỉ bằng cách nhìn vào võng mạc trong khoảng thời gian 3,5 năm.
Sau đó, các nhà khoa học sẽ đánh giá mối liên hệ giữa khoảng cách tuổi võng mạc và nguy cơ tử vong ở khoảng 36.000 tình nguyện viên trong 11 năm. Trong thời gian này, có khoảng 5% (1.871) người chết, phổ biến nhất là do ung thư.
Nghiên cứu cho thấy, những người đã qua đời nhiều khả năng là người "già nhanh", có nghĩa là võng mạc của họ trông già hơn so với tuổi thật của họ.
Ví dụ, nếu võng mạc của một người già hơn một năm so với tuổi thực của họ, thì nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào trong 11 năm tới sẽ tăng lên 2%. Trong khi đó, nguy cơ tử vong do một nguyên nhân cụ thể, trừ bệnh tim mạch hoặc ung thư sẽ tăng 3%.
Khoảng cách tuổi võng mạc lớn qua các năm có liên quan đáng kể đến tăng nguy cơ tử vong từ 49-67%, trừ nguyên nhân đến từ bệnh tim mạch hoặc ung thư.
Nghiên cứu trên là hồi cứu, có nghĩa là thực hành xác định bệnh sau khi bệnh nhân tử vong. Hiện, các nhà khoa học vẫn chưa "dự đoán" được ai có thể gặp rủi ro trong tương lai bằng cách nhìn vào mắt.
Nhóm nghiên cứu cho biết, những phát hiện mới đã làm tăng thêm sức nặng cho giả thuyết rằng, võng mạc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa và nhạy cảm với tổn thương đã tích lũy do quá trình lão hóa - nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong.
Quét võng mạc có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh lý.
Tuy nhiên, vẫn chưa có công cụ sàng lọc nhằm giúp xác định những người có nguy cơ tử vong.
TS Sunir Garg, người phát ngôn lâm sàng của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ và không tham gia vào nghiên cứu, chia sẻ với CNN rằng, các bác sĩ lâm sàng hiện không có phương tiện để xác định chính xác tuổi võng mạc của một người.