Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Mỹ và đồng minh tiến thoái lưỡng nan khi viện trợ vũ khí cho Ukraine

(VTC News) -

Các nước phương Tây đang lo ngại kho vũ khí của Ukraine sẽ sớm cạn kiệt nếu chiến sự ở Donbass tiếp tục leo thang, còn các gói viện trợ chỉ đủ dùng trong vài ngày.

Theo CNN, chính quyền Kiev tiếp tục có lập trường cứng rắn khi từ chối nhượng bộ của Nga nhằm kêu gọi lực lượng Ukraine đang bị bao vây tại thành phố Mariupol ra đầu hàng. Về cơ bản cục diện ở chiến trường Mariupol không thể thay đổi khi quân đội Ukraine đang lui về cố thủ bên trong nhà máy luyện kim Azovstal và họ không thể rút khỏi khu vực này.

Đó là vấn đề ở Mariupol, còn ở phía sau chiến tuyến, Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nước đồng minh NATO đang phải đối mặt với việc làm cách nào để chuyển nhanh các gói viện trợ đến Ukraine trong trường hợp Nga có hành động ngăn chặn dòng vũ khí từ châu Âu đến Kiev.

Các gói viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu hoàn toàn không đủ để quân Ukraine tiếp tục chiến đấu nếu chiến sự leo thang ở Donbass. (Ảnh: CNBC)

Các nhà chiến lược NATO đang đứng trước mối lo rằng quân đội Ukraine có thể sẽ sớm cạn kiệt đạn dược nếu chiến sự leo thang nhanh ở Donbass (miền đông Ukraine), trong khi lực lượng Nga đang làm tốt việc bao vây và cắt đứt các đơn vị Ukraine trong khu vực.

Đứng trước nguy cơ đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra cảnh báo trận chiến sắp tới ở Donbass có thể ảnh hưởng đến cục diện của cả cuộc chiến và nhấn mạnh không có ý định từ bỏ phần lãnh thổ ở miền đông Ukraine như theo điều kiện của phía Nga nhằm kết thúc xung đột.

Khi được hỏi về gói viện trợ vũ khí bổ sung trị giá 800 triệu USD từ Mỹ, Tổng thống Zelensky cho rằng nước này cần nhiều hơn thế. “Sẽ không bao giờ là đủ, không thể đủ”, ông Zelensky nhấn mạnh.

"Chúng tôi đang đứng trước một cuộc chiến tranh toàn diện, vì vậy Ukraine cần nhiều hơn những gì đã được viện trợ. Chúng tôi không có lợi thế về mặt quân sự trước Nga, Ukraine không cùng đẳng cấp với họ”, ông Zelensky nói thêm.

Theo Barbara Starr, nhà phân tích mảng quốc phòng của CNN nhận định ngay cả khi số vũ khí Mỹ vừa cam kết viện trợ đến được Ukraine thì chúng chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của cuộc chiến.

Cũng theo bà Starr, 18 khẩu lựu pháo 155 mm và 40.000 viên đạn pháo mà Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine chỉ đủ dùng trong vài ngày khi chiến sự leo thang ở Donbass.

Quân đội Ukraine giờ đây cần đến các loại vũ khí hạng nặng hơn là vũ khí bộ binh nếu muốn giành lại ưu thế trên chiến trường. (Ảnh: AP)

Trước tình hình này, tướng Ben Hodges - cựu tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Âu cho rằng các quan chức nước này nên xác định lại mục tiêu của mình và liệu những cam kết hiện tại có đảm bảo cho Ukraine một chiến thắng tối thiểu hay không. Ông Hodges viện trợ quân sự của Mỹ hiện tại là đáng kể nhưng nó hoàn toàn không đủ.

"Những gì người Ukraine cần là hỏa lực tầm xa, tên lửa, pháo, máy bay không người lái có thể làm gián đoạn hoặc phá hủy các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa của Nga. Những vũ khí này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn tiếp theo của cuộc chiến”, ông Hodges nói.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền ông Biden và các đồng minh cho đến nay là xác định "lằn ranh đỏ" của Nga khi tiến hành mở rộng viện trợ quân sự Ukraine mà không kích động Moskva mở rộng chiến tranh, điều có thể khiến quân đội NATO gặp tổn thất.

Khi Mỹ chuẩn bị gửi vũ khí thuộc gói viện trợ 800 triệu USD vào tuần trước, Nga đã cảnh báo trong một công hàm gửi Bộ Ngoại giao Mỹ rằng sẽ có "hậu quả khó lường" nếu Washington và các đồng minh tiếp tục gửi vũ khí hạng nặng theo yêu cầu của Ukraine.

Các chuyên gia quân sự giải thích rằng Nga đã vạch ra một “lằn ranh đỏ” đối với vấn đề này và họ có thể mở rộng các cuộc tấn công không chỉ bên trong lãnh thổ Ukraine, mà còn cả các đoàn xe tiếp tế của NATO đang vận chuyển vũ khí tới biên giới Ukraine.

Nguồn: CNN

Tin mới