Sau dấu mốc này, các quy trình kỹ thuật và pháp lý để công nhận tư cách thành viên đầy đủ của Iran sẽ được thực hiện. Trước đó, dự thảo tư cách thành viên SCO cũng đã được đệ trình lên Quốc hội Iran. Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian khẳng định, “Iran đã bước vào một giai đoạn mới về hợp tác kinh tế, thương mại, vận chuyển và năng lượng”.
Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev (phải) và Tổng thống Iran gặp nhau trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh SCO ngày 14/9. (Ảnh: Reuters)
Iran trở thành quan sát viên của SCO vào năm 2005. Năm 2021, đơn xin gia nhập SCO của Iran được các quốc gia thành viên chấp thuận.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ca ngợi, đây là bước tiến trong chính sách đối ngoại của Iran. Theo ông Raisi, trong giai đoạn đầu, Iran đã thiết lập và củng cố sự tin tưởng lẫn nhau trong khu vực. Trong giai đoạn tiếp theo, Iran sẽ tăng cường sự hiện diện và thúc đẩy vai trò của Iran trong khu vực.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) được thành lập 2001. Đến nay, SCO bao gồm các thành viên là Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, 4 quốc gia Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.
Các quốc gia quan sát viên SCO gồm Afghanistan, Belarus, Iran và Mông Cổ.