Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đà Nẵng sắp chế biến xuất khẩu loại cá 'tử thần'

UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành quyết định giao Sở NN&PTNT chủ trì đề án thí điểm khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu cá nóc trong thời gian 3 năm (2021- 2023).

Đề án được triển khai với mục tiêu quản lý hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và xuất khẩu 100% cá nóc thành phẩm; tránh lãng phí nguồn lợi cá nóc có sản lượng lớn, giá trị xuất khẩu cao; tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tạo việc làm, thu nhập cho công nhân, ngư dân...

Cá nóc một trong những loại cá chứa độc tố cao. (Ảnh: minh họa)

 

Theo đề án, sản lượng thu mua, chế biến cá nóc dự kiến từ 1.200 tấn - 1.500 tấn/năm; sản lượng cá nóc thành phẩm là 500 tấn/năm. Cá nóc thành phẩm sẽ xuất khẩu 100% đến các thị trường tiêu thụ dự kiến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Hiệu quả kinh tế từ việc xuất khẩu cá nóc thành phẩm ước đạt từ 22 tỷ đồng - 25 tỷ đồng/năm...

Sẽ có tối đa 2 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tham gia đề án. Trong đó, nguyên tắc áp dụng đề ra doanh nghiệp xuất khẩu cá nóc chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật trong tất cả các khâu: khai thác, thu mua, bảo quản, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu và xử lý nước thải, phế phẩm cá nóc.

 Chủ các cơ sở khai thác, thu mua, sơ chế, chế biến và xử lý nước thải, phế phẩm cá nóc đăng ký tham gia thực hiện Đề án thí điểm cá nóc phải có hợp đồng với doanh nghiệp xuất khẩu cá nóc. Tổ chức, cá nhân tham gia đề án chỉ sử dụng cá nóc cho mục đích xuất khẩu, không được phép đưa ra tiêu thụ tại thị trường nội địa. Doanh nghiệp xuất khẩu cá nóc cam kết bao tiêu toàn bộ lượng cá nóc do ngư dân khai thác với giá cả hợp lý.

Theo các tài liệu khoa học, Việt Nam thống kê được hơn 60 loài cá nóc, trong đó có khoảng 30 loài là cá độc. Độc tố cá nóc rất độc, với người chỉ cần ăn 10 gam thịt cá nóc có độc tố là bị ngộ độc. Chỉ từ 1-2mg độc tố có thể gây chết người.

Chất độc của cá tập trung ở da, ruột, gan, cơ bụng, túi tinh và nhiều nhất ở trứng cá, vì vậy con cái độc hơn con đực và đặc biệt là vào mùa sinh sản của cá (từ tháng 2 đến tháng 7). 

Chất độc của cá nóc gọi là tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh cực độc, gấp hơn 1.000 lần so với cyanua. Tetrodotoxin không phải là protein, tan trong nước, không bị nhiệt phá hủy, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại.

Nguồn: Tiền Phong

Tin mới