Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiếc máy bay 'quá khổ' nhất thế giới có thể cất cánh từ tàu sân bay

(VTC News) -

Đã 70 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay đầu tiên, những chiếc C-130 vẫn tiếp tục được chế tạo và giữ vai trò quan trọng trong nhiều quân đội trên thế giới.

Ngày 17/1, Đại hội đồng bang Georgia của Mỹ đã thông qua nghị quyết kỷ niệm 70 năm chuyến bay đầu tiên của Lockheed Martin C-130 “Super Hercules”. Nghị quyết chỉ định năm 2024 là “Năm của Super Hercules” nhằm tôn vinh những đóng góp của C-130 trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Georgia.

Trong bảy thập kỷ qua, cơ sở Marietta ở Georgia là nơi duy nhất chế tạo máy bay Hercules, mang lại cho nơi này danh hiệu “đại sứ hàng không vũ trụ của Georgia trên thế giới”, theo mô tả của Rod McLean, tổng giám đốc nhà máy. 

Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu Lockheed YC-130 Hercules diễn ra vào ngày 23/8/1954 và nó được sản xuất liên tục kể từ đó. McLean cũng lưu ý rằng, C-130 là chương trình sản xuất máy bay quân sự kéo dài nhất trong lịch sử.  

Bày tỏ lòng biết ơn đối với sự hỗ trợ của Gold Dome (Tòa nhà trụ sở Bang Georgia), McLean nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ này giúp Georgia duy trì vị thế dẫn đầu về nghiên cứu, phát triển và sản xuất hàng không vũ trụ. 

C-130 đã từng là đại diện hàng không vũ trụ của Georgia trên toàn cầu, với hơn 2.700 máy bay được giao cho hơn 70 khách hàng và nhà khai thác trên toàn thế giới. Nhìn về phía trước, McLean dự đoán Lockheed sẽ tiếp tục sản xuất C-130 trong thập kỷ tới, đồng thời nhấn mạnh những thành tựu đáng chú ý của hơn 70 năm sản xuất. 

Lính nhảy dù Mỹ thả các gói hàng nặng từ máy bay C-130 Hercules xuống Khu thả quân Frida ở Pordenone, Italia.

Sản lượng sản xuất đều đặn C-130 của nhà máy Marietta có được là nhờ vào mối quan hệ hợp tác vững chắc với chính quyền địa phương và nỗ lực tận tâm của các nhân viên làm việc.

McLean cũng nhấn mạnh nhu cầu ngày càng tăng đối với C-130, với những khách hàng mới nổi như Indonesia và Philippines, đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công và phát triển của hãng trong ngành hàng không vũ trụ. 

Các thượng nghị sĩ đề cập rằng việc sản xuất C-130J duy trì sinh kế của nhiều người dân địa phương, mang lại cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất tiên tiến, kỹ thuật, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin, tài chính và hoạt động.

Thử thách qua thời gian

C-130 Hercules là loại máy bay vận tải quân sự cỡ lớn và thường được coi là biểu tượng công nghệ quân sự do nhà sản xuất Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, nó là một máy bay quan trọng trong ngành hàng không quân sự. 

Ban đầu C-130 được thiết kế để vận chuyển binh lính và hàng hóa cũng như sơ tán y tế, sau đó Hercules đã được phát triển thành một phương tiện đa năng với nhiều vai trò đa dạng. Trong những năm qua, Hercules đã thích nghi liên tục với nhiều vai trò khác nhau, trở thành máy bay vận tải đa năng có thể tham gia nhiều hoạt động.

Phiên bản mới nhất, C-130J Super Hercules được giới thiệu vào năm 1999, được ca ngợi là “chiếc Hercules tiên tiến nhất từng được chế tạo”. Và đã có hơn 520 chiếc C-130J đã được sản xuất tại nhà máy Marietta.

Năm 2018, Lực lượng Không quân Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của chiếc máy bay, khẳng định những đóng góp của C-130 cho hoạt động vận tải hàng không chiến thuật, tiếp tế tại Nam Cực, sơ tán y tế trên không, cứu trợ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy và hỗ trợ các hoạt động đặc biệt. 

Lịch sử của C-130

Nguồn gốc của loại máy bay này bắt nguồn từ Chiến tranh Triều Tiên, khi nhu cầu về một chiếc máy bay quân sự có khả năng vận chuyển binh sĩ trên những khoảng cách lớn, trong điều kiện những đường băng dã chiến. Tập đoàn Máy bay Lockheed đã giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu và dẫn đến việc bắt đầu chương trình C-130.

Chiếc KC-130 cất cánh trên tàu sân bay USS Forrestal năm 1963.

Được chuyển giao cho quân đội Mỹ vào những tháng đầu năm 1956, những phi đội C-130 đầu tiên đảm nhận vai trò nòng cốt trong nhiều đơn vị không vận khác nhau trên khắp nhước Mỹ, trước khi mở rộng phạm vi hoạt động tới Châu Âu và trên toàn cầu. 

Tham gia vào nhiệm vụ chiến đấu đầu tiên ở châu Âu vào cuối năm 1956, những chiếc C-130 đã trải qua tổn thất trong chiến đấu đầu tiên vào năm 1958, khi một chiếc C-130A-II bị bắn rơi trên bầu trời Armenia trong một nhiệm vụ trinh sát. 

C-130 cũng chính là chiếc máy bay nặng nhất có thể cất hạ cánh từ tàu sân bay. Thành tích này xảy ra vào tháng 10/1963 trong một cuộc thử nghiệm được thiết kế để đánh giá khả năng tồn tại của C-130, với tư cách là một máy bay vận chuyển trên tàu sân bay. 

Trong những năm tiếp theo, C-130A bắt đầu phục vụ Không quân Mỹ tại Việt Nam, thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, thả truyền đơn và vận chuyển vũ khí dọc theo Đường mòn Hồ Chí Minh.

Ngoài danh tiếng là một cỗ máy quân sự, C-130 còn cho thấy vai trò đa dạng của nó. Trong những năm 1960, C-130 là một trong ba máy bay Lockheed huyền thoại do CIA vận hành, cùng với máy bay U-2 và A-12 (SR-71) được giao nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo.

Năm 1969, một chiếc C-130E do CIA vận hành đã thực hiện một vụ thả các pallet cảm biến một cách bí mật, gần Căn cứ Thử nghiệm Vũ khí Hạt nhân Lop Nur của Trung Quốc để thu thập thông tin tình báo quan trọng về khả năng hạt nhân của quốc gia này.

Một vai trò đáng ngạc nhiên và độc đáo khác, chiếc EC-130E Commando Solo đã tiến hành truyền các chương trình phát thanh và truyền hình đến Iraq vào ban đêm. Chiến thuật này đã được triển khai như một phần của chiến dịch chiến tranh tâm lý, tạo tiền đề cho Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và Chiến tranh Iraq năm 2003. 

Tiếp nhiên liệu cho xe tăng M1A2 Abrams từ C-130J Super Hercules.

Bên cạnh đó, C-130 Hercules còn củng cố thêm vai trò của mình khi tham gia một cuộc đột kích táo bạo ở Entebbe, Uganda năm 1976. Trong chiến dịch này, lực lượng biệt kích Israel đã thực hiện một nhiệm vụ táo bạo là giải cứu 103 hành khách khỏi chiếc máy bay bị nhóm khủng bố người Palestine và Đức cướp tại Sân bay Entebbe ở Uganda. Hành trình gian khổ này được hỗ trợ bởi bốn máy bay Hercules của Không quân Israel (IAF). 

Trong cuộc Chiến tranh Falklands năm 1982, máy bay C-130 do Không quân Argentina vận hành đã tham gia vào các nhiệm vụ tiếp tế nguy hiểm vào ban đêm, đóng vai trò là những máy bay vận tải cần thiết để hỗ trợ lực lượng đồn trú Argentina đóng quân trên Quần đảo Falkland.

Ngoài những thành tích quân sự, C-130 Hercules đã được chứng minh là không thể thiếu đối với NASA, được minh chứng bằng sứ mệnh gần đây của nó. Vào ngày 9/1/2024, C-130 Hercules của NASA đã hỗ trợ vận chuyển trên không cho cuộc thử nghiệm thả dù thương mại thành công, của phi hành đoàn tại Bãi thử nghiệm Yuma của quân đội Mỹ ở Arizona. Điều này nhấn mạnh khả năng thích ứng và tầm quan trọng của C-130 Hercules trong nhiều nhiệm vụ quân sự và dân sự.

Lê Hưng (Nguồn: EurAsian Times)

Tin mới