Cụ thể, tính đến ngày 20/8, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần vào Việt Nam đạt 19,54 tỷ USD, giảm gần 14% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, đây cũng là mức vốn FDI vào Việt Nam thấp nhất 4 năm gần đây (kể từ 2017).
vốn FDI vào Việt Nam thấp nhất 4 năm gần đây. (Ảnh: VOV).
Trong đó, vốn đăng ký mới là 1.797 dự án mới (giảm 25,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt 9,73 tỷ USD (tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2019). Vốn đầu tư tăng chủ yếu là do dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu có tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD (chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký mới).
Có 718 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 20,9% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 4,87 tỷ USD (tăng 22,2% so với cùng kỳ).
Vốn điều chỉnh trong 8 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu (Thái Lan) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Trong 8 tháng, các nhà đầu tư ngoại đã rót tiền vào 18 ngành lĩnh vực tại Việt Nam. Trong đó, 3 vị trí dẫn đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện và bất động sản.
106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,54 tỷ USD, chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ hai với 2,97 tỷ USD, Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,75 tỷ USD.
Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu với 1 dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD. Theo sau là Hà Nội và TP.HCM
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì TP.HCM dẫn đầu (669 dự án); Hà Nội đứng thứ hai (377 dự án); Bắc Ninh đứng thứ ba (110 dự án)…