Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hà Giang và Tuyên Quang từng sáp nhập thành tỉnh nào?

(VTC News) -

Hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang được lập tháng 12/1975, khi hợp nhất tỉnh này có 2 thị xã và 13 huyện.

Hà Giang và Tuyên Quang từng sáp nhập thành tỉnh nào? - 1

1. Hà Giang và Tuyên Quang từng sáp nhập thành tỉnh nào?

  • A

    Hà Tuyên

    Hà Tuyên được lập tháng 12/1975 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Khi hợp nhất, tỉnh Hà Tuyên gồm 2 thị xã: Thị xã Tuyên Quang, thị xã Hà Giang và 13 huyện: Bắc Quang, Chiêm Hóa, Đồng Văn, Hàm Yên, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Na Hang, Quản Bạ, Sơn Dương, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh, Yên Sơn. Tỉnh lỵ của tỉnh ban đầu được đặt tại thị xã Hà Giang và đến năm 1979 được dời về thị xã Tuyên Quang. 

  • B

    Hà Sơn Bình

  • C

    Hà Nam Ninh

  • D

    Hoàng Liên Sơn

Hà Giang và Tuyên Quang từng sáp nhập thành tỉnh nào? - 2

2. Năm bao nhiêu Hà Tuyên được chia tách ra thành 2 tỉnh? 

  • A

    1990

  • B

    1991

    Ngày 12/8/1991, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII ra nghị quyết chia tỉnh Hà Tuyên để tái lập tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
    Khi ấy, tỉnh Hà Giang gồm: thị xã Hà Giang và 9 huyện: Bắc Mê, Bắc Quang, Đồng Văn, Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Quản Bạ, Vị Xuyên, Xín Mần, Yên Minh.
    Tỉnh Tuyên Quang gồm: thị xã Tuyên Quang và 5 huyện: Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn. 

  • C

    1992

  • D

    1993

3. Lễ hội nào đặc trưng của người Tày ở vùng đất Hà Tuyên?

  • A

    Lễ hội Gióng

  • B

    Lễ hội Cầu ngư

  • C

    Lễ hội Lồng Tồng

    Lễ hội Lồng Tồng là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc lớn nhất, vui nhất của dân tộc Tày được tổ chức trong dịp đầu Xuân năm mới với mong muốn gửi gắm ước mong của dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở, người người ấm no nhà nhà hạnh phúc.
    Theo truyền thống, lễ hội Lồng Tông có phần lễ và phần hội. Phần nghi lễ chủ yếu là cúng tế trời đất và thần linh ban mưa thuận gió hoà, con người khỏe mạnh, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu.
    Sau phần lễ là phần hội với các điệu múa đặc sắc của các chàng trai, cô gái người Tày như: múa khăn, múa quạt... Người dân và du khách cùng nhau tham gia các trò chơi dân gian như: ném còn, kéo co, thi dệt thổ cẩm, đánh yến, đi cà kheo, đánh cù, bắn nỏ, thi cấy và thi trâu cày ruộng tạo nên một không khí vui nhộn của ngày đầu Xuân. Những trò chơi dân gian truyền thống trong lễ hội thể hiện nét đẹp tâm hồn phong phú, gắn với thiên nhiên, gắn với những tập tục văn hóa lâu đời của người Tày.

  • D

    Lễ hội Đền Hùng

4. Đặc sản nào sau đây nổi tiếng của Hà Giang?

  • A

    Bánh gai

  • B

    Thắng cố

    Cùng với mèn mén, thịt trâu gác bếp, rượu ngô… thắng cố là một trong những thức đặc sản không thể bỏ qua khi đến Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.
    Đây là món ăn truyền thống của người dân tộc Mông, nổi tiếng ở Sapa và Hà Giang. Từ một thứ đặc sản dân dã, lâu đời của người Mông trong các ngày lễ quan trọng, chợ phiên, thắng cố dần được khách du lịch biết đến và truyền tai nhau, để rồi trở thành một món ăn được khách thập phương tìm kiếm để thưởng thức mỗi khi đến với mảnh đất này.

  • C

    Nem chua

  • D

    Bún bò

5. Dãy núi nào là ranh giới tự nhiên giữa Hà Giang và các tỉnh lân cận?

  • A

    Hoàng Liên Sơn

  • B

    Tam Đảo

  • C

    Bạch Mã

  • D

    Tây Côn Lĩnh

    Tây Côn Lĩnh là đỉnh núi trên khối núi thượng nguồn sông Chảy ở phía tây tỉnh Hà Giang, dãy núi Tây Côn Lĩnh trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 46 km. Với độ cao 2.431 m, đây là đỉnh núi cao nhất vùng Đông Bắc, thường được gọi là "nóc nhà Đông Bắc". Trên đỉnh núi có mốc trắc địa. Dưới chân núi là rừng nguyên sinh á nhiệt đới còn được bảo tồn. Tây Côn Lĩnh được coi là dãy núi thiêng của người dân tộc La Chí.

Lâm Hoàng

Tin mới