Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Vị quan nào phò tá 2 triều đại nhà Lê, từng viết hịch vạch tội bạo chúa?

(VTC News) -

Làm quan dưới thời nhà Lê, khi thấy nhà vua Lê Uy Mục ăn chơi, hoang dâm, tàn ác, không nghe lời can gián của các đại thần, ông đã viết bài hịch vạch tội bạo chúa.

1. Vị quan nào từng bỏ chức Thượng thư về quê mở trường dạy học và là thầy của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?

  • A

    Nguyễn Siêu

  • B

    Nguyễn Trãi

  • C

    Lương Đắc Bằng

    Lương Đắc Bằng (1472-1522) người làng Hội Triều, huyện Hoằng Hóa, phủ Hà Trung, trấn Thanh Hóa (nay là xã Hoằng Phong, Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Ông là con của thầy đồ Lương Hay, từng đỗ giải nguyên ở kỳ thi Hương, mẹ là bà Lê Thị Sử dòng dõi khoa bảng.
    Thuở nhỏ Lương Đắc Bằng tên là Lương Ngạn Ích. Năm 12 tuổi, sau khi bố mất, ông theo học trạng nguyên Lương Thế Vinh rồi đỗ thủ khoa ở kỳ thi Hương năm 1495. 
    Năm 27 tuổi, Lương Đắc Bằng thi Hội và được xếp vào "hạng ưu" trong 55 người trúng cách.
    Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép lại sự kiện này: "Ngày mồng 9, thi Điện. Đầu bài văn sách hỏi về nhân tài và vương chính... Cho Đỗ Lý Khiêm, Lương Đắc Bằng, Nguyễn Khắc Kiệm, ba người đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ... Mùa đông, tháng 10, ngày mồng 7, tuyên triệu tiến sĩ Đỗ Lý Khiêm vào làm bài ứng chế, vua sai làm bài ký Ngũ vương tướng. Lương Đắc Bằng được hạng ưu...".
    Theo sách Những người thầy trong sử Việt, do ngụ ý của hoàng hậu, danh vị trạng nguyên nên để cho Lý Khiêm vì người này đang giữ chức quan trọng trong triều đình, lại nhiều tuổi. Ích vui vẻ nhường nhịn, do vậy ông chỉ là bảng nhãn.
    "Vua Lê Hiến Tông rất đẹp lòng, đổi tên cho Ích thành Đắc Bằng và ông mang tên này từ đó. Vua còn ngự chế tặng hai vị tiến sĩ đệ nhất giáp hai bài thơ mừng", sách viết.
    Bảng nhãn Lương Đắc Bằng sau đó được phong Hàn lâm học sĩ, bổ nhiệm chức Tả thị lang bộ lễ, Tả thị lang Bộ Lại, tước Đôn Trung Bá. Ông có nhiều đóng góp vào việc phát triển văn hóa, cất nhắc quan lại triều đình, được liệt vào hạng công thần.

  • D

    Ông Ích Khiêm

2. Trong cuộc lật đổ bạo chúa Lê Uy Mục, vị quan này có đóng góp gì?

  • A

    Chỉ huy quân dân cướp ngôi

  • B

    Viết bài hịch vạch tội bạo chúa

    Theo Những người thầy trong sử Việt, sau khi Lê Uy Mục lên ngôi năm 1505, Lương Đắc Bằng vì bất bình với việc làm ngang ngược, vô đạo của nhà vua đã viện cớ xin nghỉ quan, về quê chăm lo dạy học. Tuy vậy, ông vẫn đau đáu với cơ nghiệp nhà Lê có thể bị hủy hoại, nếu không ngăn được "quỷ vương" (cách gọi của người xưa với Lê Uy Mục) lộng hành.
    Khi Lê Dinh cùng một số đại thần khởi binh chống lại Lê Uy Mục, Lương Đắc Bằng đã viết bài hịch nêu tội ác của nhà vua và kêu gọi quần thần theo Lê Dinh khởi nghĩa. Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại bài hịch của ông.
    "Bạo chúa Lê Tuấn, phận con thứ hèn kém, làm nhơ bẩn nghiệp lớn, lần lữa mới gần 5 năm mà tội ác đã đủ muôn khóe. Giết hại người cốt nhục, dìm hãm các thần liêu. Bọn ngoại thích được tin dùng mà phường đuôi chó ngang ngược làm bậy, người cứng cỏi bị ruồng bỏ mà kẻ đầu cá ẩn nấp nẻo xa. Quan tước hết rồi vẫn thưởng tràn không ngớt, dân chúng đã cùng khốn còn vơ vét chẳng thôi. Vét thuế khoá từng cân lạng, tiêu tiền của như đất bùn, bạo ngược ngang với Tần Chính. Đãi bề tôi như chó ngựa, coi dân chúng tựa cỏ rác ngạo mạn quá cả Nguỵ Oanh.
    Huống chi lại xây cung thất to, làm vườn hoa rộng. Xua dân đi trồng cây, giẫm theo vết xe đổ chất gò Hoa Cương đời Tống; lấp biển xây cung điện, nối gót thói u mê xây cung A Phòng nhà Tần. Công trình thổ mộc xây lên rồi thay đổi, thay đổi rồi xây lên, dân Hải Dương, Kinh Bắc mệt mỏi, lao đao; tông thất xa hoa, kiêu căng lại ngang ngược, ngang ngược lại kiêu căng, cõi tứ tuyên phiên trấn xôn xao, rối loạn. Cư dân nhức óc, cả nước đau lòng...".
    Bài hịch với lời lẽ thống thiết, sắc bén của Lương Đắc Bằng đã góp phần tạo nên sự đồng tâm nhất trí cao trong triều đình, binh sĩ để lật đổ thành công "quỷ vương" Lê Uy Mục, đưa Lê Dinh lên ngôi vua, tức vua Lê Tương Dực.

  • C

    Trấn thủ kinh thành

  • D

    Vận động dân chúng đấu tranh

3. Ông chối trọng trách "dâng điều phải, ngăn điều trái" khi vua Lê Tương Dực mới lên ngôi, vì sao?

  • A

    Muốn xem xét tư cách của nhà vua

    Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1510 khi vua Lê Tương Dực lên ngôi đã luận công ban thưởng cho những người ứng nghĩa. Lương Đắc Bằng được giao chức Lại bộ tả thị lang như xưa (chức quan đứng thứ hai sau Thượng thư) rồi sau đó được gia phong kiêm Đông các học sĩ, nhập thị kinh diên. Chức quan này có nhiệm vụ dâng điều phải, ngăn điều trái, xem xét tấu sớ và vào cung giảng sách cho thái tử. Tuy nhiên, Đắc Bằng từ chối không nhận.
    "Không phải ông cho rằng chức vị đó không xứng với mình mà ông muốn có thời gian xem xét tư cách nhà vua mới ra sao trước khi đem sức ra phục vụ", cuốn Những người thầy trong sử Việt viết. 
    Những năm đầu trị vì, Lê Tương Dực đã có những cố gắng để vực dậy đất nước, nhất là lĩnh vực thi cử. Ông cho tổ chức kỳ thi Hội, thi Đình, trùng tu Quốc Tử Giám.
    Bộ Đại Việt thông giám thông khảo gồm 26 quyển được đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử, được vua sai soạn trong thời gian này... Lương Đắc Bằng vì thế rất vui, đem sức phục vụ nhà vua phát triển triều chính.

  • B

    Muốn từ quan về quê dạy học

  • C

    Muốn vua cưới con gái ông

  • D

    Muốn vua ban chức quan lớn hơn

4. Lương Đắc Bằng làm gì khiến sư thần Trung Quốc nể phục?

  • A

    Vẽ tranh một ngày đêm không nghỉ

  • B

    Viết 100 bài hịch sau một đêm

  • C

    Vẽ 100 bức tranh sau một đêm

  • D

    Viết 100 bài thơ sau một đêm

    Cuốn Những người thầy trong sử Việt viết, năm 1513 sứ thần Trung Quốc mang sắc phong An Nam quốc vương cho vua Lê Tương Dực, Lương Đắc Bằng được lệnh tiếp đón. Để thử tài giới nho học An Nam, sứ đã đưa ra tập thơ 100 bài, bảo ông họa lại.
    "Chỉ một đêm, sáng hôm sau Lương Đắc Bằng đã họa xong. Họ khen là kỳ tài và hứa mang về nước để in", sách viết. 

5. Vì sao khi đang giữ chức vụ cao nhất triều đình, Thượng thư Lương Đắc Bằng lại từ quan về quê dạy học?

  • A

    Vua sa đọa, không nghe lời can gián

    Sau thời gian ngắn chuyên tâm cho triều chính, vua Lê Tương Dực bắt đầu sa đọa, ăn chơi, hoang dâm vô độ. Lương Đắc Bằng khi đó làm đến chức Thượng thư Bộ Lại, dâng sớ với lời lẽ thống thiết khuyên can và chỉ ra 14 kế sách lớn để vua chấn chỉnh triều chính, chăm lo việc nước. Tuy nhiên, nhà vua chỉ ngợi khen rồi để đấy, không làm theo.
    Lương Đắc Bằng hiểu rằng chẳng còn cách nào cứu vãn được cỗ xe đang lao dốc. Không lưu luyến gì chốn quan trường nhiều sự ô uế và chướng tai gai mắt, ông từ quan về quê mở trường dạy học. Nghe tiếng tài năng và đức độ của ông nên rất nhiều người đến xin thụ giáo.
    Ông không những dạy tri thức mà quan trọng hơn là dạy đạo lý làm người. Phương pháp dạy là lấy người học làm đối tượng chính, dạy chủ yếu là gợi mở, dẫn dắt, đòi hỏi người học phải tự suy ngẫm, nghiên cứu, luận giải để hiểu bài.

  • B

    Vợ con ở quê bị ốm

  • C

    Vua tức giận, xử nhầm tội

  • D

    Mắc bệnh 

6. Trước khi mất, ông dặn dò gì học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm?

  • A

    Tránh xa trốn quan trường

  • B

    Lật đổ nhà vua

  • C

    Nhờ dạy con

    Lương Đắc Bằng hiếm muộn đường con cái. Khi ông ngoài 50 tuổi, người thiếp là bà Hoàng Thị Thục mới có mang, được ba tháng thì ông bị bệnh.
    Biết không thể qua khỏi, ông dặn người thiếp rằng: “Nàng sẽ sinh con trai, nó ắt sẽ lập nên nghiệp lớn. Hãy đặt tên nó là Hữu Khánh, nghĩa là có niềm vui mừng của ta trong đó. Nên gửi con theo học Trình tiên sinh ở Vĩnh Lại là học trò của ta, được vậy mới mong nối được chí nhà ta”. Ông nói xong thì mất, vào ngày 5/7/1526, thọ 51 tuổi.
    Trong rất nhiều học trò thụ giáo ở Lương Đắc Bằng, Nguyễn Bỉnh Khiêm là người xuất chúng được thầy tin tưởng cả về tài năng và đức độ. Khi thầy mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng nhà tại làng Hội Triều chịu tang thầy ba năm mới về.
    Con trai của Lương Đắc Bằng tên Lương Hữu Khánh đã tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm học, sau này thi đỗ Hội nguyên triều Mạc, rồi không thi tiếp, chuyển sang phò tá nhà Lê, làm quan đến chức Lại bộ Thượng thư.
    Lăng mộ thầy Lương Đắc Bằng được xây cất lại làng Hội Triều nay thuộc xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa. Năm 1994, khu lăng mộ và nhà thờ của ông đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

  • D

    Nhờ chăm sóc gia đạo

Hà Cường

Tin mới