Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

(VTC News) -

Vị trạng nguyên này từng làm hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám và giữ chức Ngự sử, được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng.

1. Trạng nguyên nào được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng?

  • A

    Nghiêm Hoản

  • B

    Mạc Đĩnh Chi

  • C

    Nguyễn Hiền 

  • D

    Nguyễn Trực

    Nguyễn Trực (1417-1474) người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai, nay thuộc Hà Nội. Ông sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng, từ cụ, ông và bố đều làm tiến sĩ và làm quan trong triều đình.
    Thời vua Lê Nhân Tông (1441-1459) rất trọng người tài. Nguyễn Trực - trạng nguyên đầu tiên của vương triều nhà Hậu Lê được vua yêu mến. Ông được giao giữ chức Thiếu trung khanh đại phu, kiêm Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy. Tuy nhiên, tự thấy mình còn trẻ, nhận chức như vậy quá lớn, ông dâng biểu tạ ân và khiêm tốn từ chối chức vị. Vua Lê phải ra sắc dụ tới 3 lần ông mới chịu nhận.
    Dù trẻ tuổi nhưng ông làm việc đúng mực, cương trực, thẳng thắn, vì thế được nhà vua quý trọng. Theo sách “Những người thầy trong sử Việt”, khi mẹ Nguyễn Trực qua đời, ông từ quan về chịu tang. Vua Lê Nhân Tông đã cho người vẽ hình quan Trạng đặt bên cạnh ngai vàng để không khi nào cảm thấy vắng ông.

2. Năm bao nhiêu tuổi ông đỗ đầu kỳ thi Hương (khoa thi liên tỉnh)?

  • A

    15

  • B

    16

  • C

    17

  • D

    18

    Theo thông tin trên web Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Nguyễn Trực tuy xuất thân từ gia đình công thần, nhưng nhà nghèo. Thuở nhỏ chăn trâu giúp bố mẹ, ông thường ngồi trên mình trâu mà đọc sách.
    Nguyễn Trực từ bé nổi tiếng khắp vùng là thần đồng. Mười hai tuổi, Nguyễn Trực giỏi văn thơ, mười tám tuổi đỗ đầu thi Hương. Năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442), ông cùng 450 cống sĩ dự kỳ thi Hội và là một trong 33 người trúng cách, vào dự thi Đình. Hoàng thượng ban cho Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên. Khi đó ông mới 26 tuổi.

3. Trong lần đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Trực đã tham gia khoa thi và đỗ chức danh nào?

  • A

    Trạng nguyên

    Tháng 8 năm Đinh Sửu (1457), sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián sang nước ta đàm phán về quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
    Biết sứ thần Trung Quốc hoạt ngôn và hay làm khó đối thủ, triều đình cử Nguyễn Trực ra ứng đối. Bằng tài biện bác xuất sắc của mình, Nguyễn Trực (1417-1474) khiến sứ giả phải kinh ngạc, thán phục.
    Ít lâu sau màn đối đáp đó, trạng nguyên Nguyễn Trực và bảng nhãn Trịnh Thiết Trường được cử đi sứ phương Bắc.
    Bấy giờ, triều Minh đang mở khoa thi tuyển chọn nhân tài trong bốn cõi. Vua Minh nhân đó cũng muốn thử tài sứ thần Đại Việt nên bảo hai ông vào thi cùng. Biết ý vua Minh, Nguyễn Trực và Trịnh Thiết Trường bàn nhau gắng sức để chứng minh trí tuệ nước Nam.
    Dù vừa trải qua chuyến hành trình mệt mỏi, thời tiết khắc nghiệt, áo không đủ ấm, hai vị sứ thần vẫn cắn răng làm bài. Khi kết quả được công bố, Nguyễn Trực đỗ trạng, được vua Minh ban tặng áo cẩm bào, còn Trịnh Thiết Trường đỗ bảng nhãn. Tính cả danh hiệu ở Đại Việt, đây chính là lần thứ hai Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên còn Trịnh Thiết Trường cũng có lần thứ hai đỗ bảng nhãn.

  • B

    Bảng nhãn

4. Sau khi vua Lê Nhân Tông mất, Nguyễn Trực làm gì?

  • A

    Cáo quan về dạy học

  • B

    Đứng lên khởi nghĩa

  • C

    Viết văn tế tố cáo

    Năm 1459 vua Lê Nhân Tông bị người anh là Lê Nghi Dân giết. Nguyễn Trực khi ấy đã thảo văn tế tố cáo tội với lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế và gián tiếp lên án sự vô đạo của Nghi Dân trước triều đình.
    Nghi Dân vì thế rất căm tức quan Thượng thư của triều cũ và mang ý định trả thù. Tuy nhiên, vị vua chỉ ở ngôi được một năm, chưa kịp giáng tội cho Nguyễn Trực thì đã bị các đại thần làm binh biến lật đổ.
    Hoàng tử Lê Tư Thành sau đó được đưa lên ngôi, trở thành vua Lê Thánh Tông - hoàng đế thứ năm và là người trị vì lâu nhất triều Hậu Lê.

  • D

    Tự sát

5. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, Nguyễn Trực giữ chức quan gì?

  • A

    Tể tướng

  • B

    Hiệu trưởng Văn Miếu - Quốc Tử Giám

    Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi. Ngay năm đầu, nhà vua trẻ tự tay viết chiếu bổ nhiệm Nguyễn Trực làm Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, đặc thụ Hàn lâm viện Thừa chỉ, kiêm Tế tửu (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám - trường đào tạo nhân tài của đất nước.
    Nhận nhiệm vụ mới, Nguyễn Trực dày công biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy cho các sĩ tử và được người đương thời tôn làm bậc nho sư.
    Nhà vua cũng đặc biệt coi trọng ý kiến của quan Ngự sử dưới triều vua trước. "Trong quá trình soạn bộ Thiên nam dư hạ tập, mỗi lần xong một tập, nhà vua lại cho người đưa đến tận nhà Nguyễn Trực để ông đọc và phẩm bình. Sau mỗi buổi xướng họa của nhà vua với 27 danh sĩ trong hội Tao Đàn, vua đều cho người chép lại, gửi đến để ông duyệt qua, dù Nguyễn Trực không thuộc số Tao Đàn nhị thấp bát tú", sách Những người thầy trong sử Việt viết.
    Nguyễn Trực còn được vua Lê Thánh Tông coi trọng đến mức, khi tuổi cao ông muốn được về thôn quê sống giản dị, vua không để ông về mà cử ngự y đến tận nhà chăm sóc. Vị Lưỡng quốc Trạng nguyên sau đó qua đời ở tuổi 57, được lập đền thờ tại quê nhà xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Năm 2011, đền thờ của ông được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Tên của ông được đặt cho một con phố thuộc quận Hà Đông.

  • C

    Quan ngự sử

  • D

    Đô đốc

Khánh Sơn

Tin mới