Lý Nhân Tông
Lý Thái Tổ
Lý Anh Tông
Đầu thế kỷ 12, trong khi nhiều quốc gia lân bang chỉ quan tâm đến việc tranh đấu lãnh thổ trên đất liền, thì triều đại phong kiến nhà Lý đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề biển. Vua Lý Anh Tông luôn quan tâm đến vấn đề khai thác hải sản và các nguồn lợi khác từ biển, trong đó có việc từng bước xác lập chủ quyền trên các hải đảo. Vua từng nhiều lần đi tuần ra biển để xem xét, chỉ đạo quân dân. Ông cũng là vị vua đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam thực hiện việc này.
Lý Thánh Tông
Biển Đông Đại Việt
Giao Chỉ dương
Bắc Nam phiên giới đề
Nam Bắc phiên giới đề
Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, vào tháng 11 năm Tân Tị (1161) vua yêu cầu Thái úy Tô Hiến Thành “đem 2 vạn quân đi tuần các nơi ven biển miền Tây Nam để giữ yên bờ cõi xa”. Tiếp đến, năm Tân Mão (1171) “vua trực tiếp đi tuần ra cù lao ngoài biển, xem khắp hình thế núi sông, muốn biết sự đau khổ của nhân dân và đường đi xa gần thế nào”.
Đến tháng 2 năm Nhâm Thìn (1172) “vua lại đi tuần ra cù lao ngoài biển ở địa giới các phiên bang Nam Bắc, vẽ bản đồ và ghi chép phong vật rồi về”.
Qua các lần đi này, vua Lý Anh Tông đã soạn cuốn sách lấy tên là “Nam Bắc phiên giới đề”.
Hội An
Vân Đồn
Thương cảng Vân Đồn được thành lập vào thời vua Lý Anh Tông, năm Đại Định thứ 10 (1149). Kể từ đó, Vân Đồn trở thành thương cảng quốc tế quan trọng của đất nước với hệ thống các bến cảng, điểm kiểm soát tàu thuyền, hàng hóa, thu thuế và căn cứ phòng vệ.
Vào các thời Lý - Trần, Vân Đồn có các khu định cư tương đối đông đúc, khu khai thác và sản xuất với nhiều di tích, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Trên thực tế, Vân Đồn trở thành thực thể phát triển tương đối hoàn chỉnh và hoạt động liên tục trong gần 7 thế kỷ (từ giữa thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 18).
Thương cảng Vân Đồn giữ vai trò kinh tế, chính trị hết sức quan trọng với sự phát triển kinh tế, thiết lập và mở rộng các mối quan hệ bang giao của nước ta trong các thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc.
Bến Thủy
Sài Gòn
3
4
5
6
Lý Anh Tông (1136 - 1175) là vị hoàng đế thứ sáu của nhà Lý, trị vì từ năm 1138 - 1175 (tổng cộng 37 năm).
Vua Anh Tông tên thật là Lý Thiên Tộ, con thứ của vua Lý Thần Tông. Năm 1138, vua Thần Tông mất sớm, nên thái tử Thiên Tộ mới 3 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Anh Tông. Mẹ ông là Thái hậu họ Lê.
Bản thân thái hậu dựa vào Thái úy Đỗ Anh Vũ, một đại thần chuyên quyền, khiến nhiều quan lại căm ghét. Năm 1150, một số tôn thất và quan viên làm binh biến bắt Đỗ Anh Vũ, nhưng thái hậu gây sức ép buộc nhà vua phục chức cho ông ta. Ngay sau đó, Đỗ Anh Vũ mở đường tổ chức các cuộc thanh trừng đẫm máu với những người chống đối. Kể cả khi vua Anh Tông đã trưởng thành, Đỗ Anh Vũ vẫn nắm đại quyền trong triều.
28
Việt Nam hiện có 28 tỉnh, thành ven biển, trải dọc theo bờ biển dài hơn 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.
Từ Bắc vào Nam, các tỉnh thành giáp biển lần lượt: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Biển, hải đảo Việt Nam nằm trong biển Đông gồm nhiều khu vực, nhưng nổi bật nhất là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo, quần đảo khác.
29
30
31
7
8
9
Biển Đông rộng khoảng 3,4 triệu km2, được bao bọc bởi 9 nước gồm: Việt Nam, Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan, Campuchia và Singapore.
10