Theo Sputnik, thông qua việc nghiên cứu xác các tên lửa ATACMS bị bắn hạ, chuyên gia quân sự Nga đã nắm được nguyên lý hoạt động của cụm đạn chùm trên tên lửa do Mỹ chế tạo.
Các đạn con của ATACMS được xác định có hình cầu màu xanh lục, kích thước tương đương một quả bóng tennis với vỏ ngoài nhô ra theo trục chu vi đường tròn.
“Mỗi tên lửa tầm xa ATACMS có 275 đạn chùm M74 như vậy. Hộp của đầu đạn mở ra ở độ cao khoảng 200m so với mặt đất. Nó phát nổ khi va chạm với bề mặt”, Một chuyên gia quân sự Nga nhận định.
Chuyên gia Nga nghiên cứu đạm chùm của tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS do Mỹ sản xuất. (Ảnh: Sputnik)
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh không nên di chuyển đạn chùm bởi nó có thể phát nổ bất cứ lúc nào, ngay cả khi nó không nổ sau khi được thả. Đồng thời khuyến cáo người dân phải hết sức cẩn thận do đạn con được sơn màu xanh lục và khó phát hiện trên cỏ.
"Bất kỳ áp lực vật lý nào lên nó đều có thể gây ra hậu quả thảm khốc", chuyên gia quân sự Nga nhấn mạnh.
Cũng theo Sputnik, các mảnh đạn con của ATACMS có tầm sát thương trong bán kính 20 m, nhưng một số mảnh thậm chí có thể xuyên qua cửa kim loại từ khoảng cách 50 m. Khả năng sát thương của các mảnh vỡ là mối đe dọa lớn.
Chuyên gia này phân tích: “Mỗi quả đạn rơi cách nhau trong phạm vi 5m và có sức tàn phá trên diện rộng".
Các chuyên gia Nga cũng đánh giá rằng đầu đạn ATACMS ban đầu được phát triển cho tên lửa chống hạm, nhưng sau đó được trang bị cho ATACMS. Họ phát hiện nó có ba con quay hồi chuyển laser vòng và một ăngten GPS giúp điều chỉnh quỹ đạo đạn.
Năm 2023, Mỹ bắt đầu cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine. Tên lửa do Lockheed Martin sản xuất và có cỡ nòng 610mm, dài 4m, nặng 1,6 tấn. Phiên bản Block 1 sửa đổi có tầm bắn 165km.
Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi động thái này là "một sai lầm khác của Mỹ". Theo nhà lãnh đạo Nga, những vũ khí này gây ra rủi ro bổ sung, mặc dù không đủ lớn để thay đổi hoàn toàn tình hình ở tiền tuyến.