Hồ Trị An
Hồ Ba Bể
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, hồ Ba Bể cách thành phố Bắc Kạn 70km về phía Tây Bắc, nằm ở trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể, thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; phía Đông Bắc giáp xã Cao Trĩ và Khang Ninh; phía Đông Nam giáp xã Nam Cường và xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam.
Hồ Lắk
Hồ Dầu Tiếng
20 mét
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, hồ Ba Bể được hợp thành từ 3 hồ có tên là Pé Lèng, Pé Lù và Pé Lầm. Hồ có chiều dài hơn 8km, nơi rộng nhất là 2km, diện tích mặt nước khoảng 500ha, độ sâu trung bình 20m, có nơi sâu đến 35m. Tại hồ có nhiều loài thủy vật và cá nước ngọt sinh sống, trong đó nhiều loài đặc biệt quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như cá Chép Kình, cá Rầm Xanh, cá Chiên
Hồ Ba Bể nằm ở cánh cung sông Gâm, địa hình gồ ghề và cắt xé bởi các ngọn núi cao từ 1.400m đến 1.600m và xen kẽ là các thung lũng. Hồ được nước của hai con sông chảy vào là sông Chợ Lèng và sông Nam Cường rồi chảy ra sông Năng, đổ xuống thác Đầu Đẳng.
30 mét
40 mét
50 mét
2010
2011
2012
Theo trang điện tử của vườn quốc gia Ba Bể, năm 2012, Thủ tướng ban hành quyết định xếp hạng Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là Di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg). Hiện tại, có khoảng 10.000ha quanh hồ Ba Bể đang thuộc diện cần bảo vệ.
2013
Dân tộc Chăm
Dân tộc Cơ Tu
Dân tộc Khmer
Dân tộc Tày
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, cộng đồng dân cư sống trong khu vực hồ Ba Bể có khoảng gần 3.000 người thuộc các dân tộc Tày, Dao, H’Mông và Kinh sinh sống trong 10 thôn bản ở vườn quốc gia, trong đó khoảng 58% là người Tày.
Hơn 2.000 năm qua, cư dân người Tày đã định cư tại nơi này và trở thành tộc người chiếm đa số ở Ba Bể. Người Nùng, người Dao đến cư ngụ khoảng 100 năm về trước. Trong khi đó người Kinh và người Mông chỉ mới di cư đến.
Lễ hội Lồng Tồng
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, từ lâu, người Tày ở các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam có truyền thống canh tác lúa nước dọc theo các thung lũng, ven sông, suối đồng thời họ cũng canh tác nhiều mùa vụ khác. Lịch mùa vụ được đánh dấu bằng lễ hội “Lồng Tồng” - Lễ hội xuống đồng. Thông thường, cư dân người Tày ở tại những dải đất thấp dọc theo sông, suối; cư dân người Dao cư ngụ lưng chừng núi, cư dân người Mông sinh sống trên các vùng núi cao.
Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014, là lễ hội lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn đã được ghi vào lịch các lễ hội lớn của cả nước.
Lễ hội hái mận
Lễ hội chọi trâu
Lễ hội Katê
Động Hua Mạ
Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn, cùng với hồ Ba Bể, Động Hua Mạ được mệnh danh là “Kỳ quan đệ nhất Động”, một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với Ba Bể, Bắc Kạn.
Động Hua Mạ nằm ở phía Nam hồ Ba Bể, cách trung tâm Vườn Quốc gia Ba Bể khoảng 10km. Nằm bên bờ sông Lèng, giữa lưng chừng ngọn núi Cô Đơn thuộc địa phận xã Quảng Khê, huyện Ba Bể (Bắc Kạn), đây là hang động lớn với vẻ đẹp cuốn hút, mang trong mình những huyền sử kỳ bí.
Qua hàng triệu năm, trầm tích thời gian tạo nên những khối nhũ đá kỳ vĩ, mang nhiều hình dáng đặc biệt như hình bông hoa, đài sen đức Quan âm bồ tát, cảnh thầy trò Đường Tăng đi sang Tây Trúc lấy kinh; cảnh mỏm đá lô nhô như một buổi thiết triều có đông đủ văn võ bá quan... Các nhũ đá trắng, đen ánh lên các màu lung linh huyền ảo từ phía trên hang động rủ xuống, từ mặt đất nhô lên khiến không gian bên trong động càng thêm lung linh, huyền ảo.
Động Thiên Đường
Động Hương Tích
Động Nhị Thanh