Theo nghiên cứu mới đây của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế, khổi lượng của J2157 lớn gấp khoảng 8.000 lần so với lỗ đen ở trung tâm dải Ngân hà.
Ngoài ra, J2157 nặng gấp 34 tỷ lần khối lượng của Mặt trời và khẩu phần ăn của chúng mỗi ngày là một ngôi sao có kích cỡ tương đương Mặt trời.
"Nếu hố đen của dải Ngân hà muốn phải triển tới kích cỡ đó, nó sẽ phải nuốt 2/3 số sao trong thiên hà của chúng ta", nhà thiên văn học Christopher Onken của Đại học Quốc gia Australia cho biết.
J2157 cần ăn một ngôi sao cơ Mặt trời mỗi ngày. (Ảnh: NASA)
Onken và nhóm của ông phát hiện ra J2157 vào năm 2018 và đã hết sức ngạc nhiên bởi tốc độ tăng trưởng của nó.
"Số hố đen mà nó có thể nuốt phụ thuộc vào khối lượng khi đó của chúng. Với tốc độ nuốt chửng vật chất cao như vậy, chúng tôi nghĩ rằng nó có thể trở thành người giữ kỷ lục mới", Tiến sĩ Fuyan Bian, nhà thiên văn học từ Đài thiên văn Nam Âu (ESO) cho hay.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng Kính thiên văn ở Chile của ESO để thu thập dữ liệu chính xác về khối lượng của J2157 nằm cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục tìm hiểu làm thế nào mà một lỗ đen có thể phát triển tới kích thước khủng như vậy trong thời kỳ sơ khai của vũ trụ.