Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận thấp nhất tại Gia Lai, ở mức 56.000 đồng/kg, giá tiêu duy trì sự ổn định khi bước sang ngày thứ 5 liên tiếp không đổi.
Giá tiêu trong nước hôm nay tiếp tục duy trì sự ổn định. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ở mức 59.000 đồng/kg, không thay đổi so với một ngày trước đó và là mức giá cao nhất cả nước.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay ghi nhận mức 58.000 đồng/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.
Tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông, giá tiêu hôm nay được thương lái thu mua ở mức 57.000 đồng/kg, không thay đổi.
Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai ghi nhận ở mức 56.500 đồng/kg, không biến động.
Tại Gia Lai, giá tiêu ở mức 56.000 đồng/kg, không thay đổi so với ngày hôm qua và là mức giá thấp nhất cả nước.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 59.000 | - |
Bình Phước | 58.000 | - |
Đắk Lắk | 57.000 | - |
Đắk Nông | 57.000 | - |
Đồng Nai | 56.500 | - |
Gia Lai | 56.000 | - |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng xuất khẩu hồ tiêu trong 10 tháng năm 2022 của Việt Nam đạt 829 triệu USD (tăng 4,7%) so với cùng kỳ.
Thị trường tháng 11/2022 được các chuyên gia nhận định vẫn còn nhiều trở ngại và rất có khả năng xuống mốc 55.000 đồng/kg. Yếu tố tác động lớn vào ngay đầu tháng là cuộc họp của Fed. Trong cuộc họp các quan chức của tổ chức đang hướng tới phương án nâng 75 điểm cơ bản tại cuộc họp lần này.
Nhưng theo các chuyên gia, điều đáng lưu tâm hơn nữa là tổ chức này có thể bàn về khả năng giảm nhịp độ nâng lãi suất trong tháng 12. Thị trường hiện đang chạy theo và lo ngại trước các yếu tố như tăng lãi suất, siết tín dụng, đồng tiền mất giá…mà quên đi rằng những biện pháp áp dụng hiện nay để chuẩn bị cho một tương lai dễ chịu hơn.
Đánh giá về thị trường tiêu những tháng cuối năm 2022 và năm 2023, nhiều doanh nghiệp cho biết, mặt hàng hồ tiêu tiếp tục gặp khó khăn. Nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ những thị trường cung cấp chính đều giảm mạnh như: Indonesia đạt 3.033 tấn, giảm 46,1%; Việt Nam đạt 2.013 tấn, giảm 32%; Ấn Độ và Malaysia lần lượt giảm 55,7% và 86,5%.
Điều này thể hiện lượng tiêu nội địa của Trung Quốc không còn duy trì được sự dồi dào, và sẽ có đợt gom hàng mạnh thời gian tới khi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của quốc gia này được nới lỏng hơn. Ngày 27/10, ca mắc mới COVID-19 trên toàn Trung Quốc đại lục vượt 1.000 ca ngày thứ ba liên tiếp. Hiện thành phố lớn thứ tư Trung Quốc là Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, đã phong tỏa nhiều tuyến phố, buộc người dân ở trong nhà.
Nhìn về thị trường từ đầu năm cho thấy một màu sắc u ám, bức tranh không mấy sáng sủa này có lẽ duy trì đến hết năm, thậm chí hết thời gian thu hoạch vụ mới.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) ổn định ở mức 3.677 USD/tấn. Giá tiêu trắng Muntok của Indonesia ở mức 5.952 USD/tấn.
Trong khi đó, giá tiêu duy trì ổn định tại các quốc gia còn lại. Cụ thể, tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.600 USD/tấn, không đổi. Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.100 USD/tấn, không đổi. Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.300 USD/tấn, không đổi.
Tình hình nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ những thị trường chính đều giảm mạnh như: Indonesia đạt 3.033 tấn, giảm 46,1%; Việt Nam đạt 2.013 tấn, giảm 32%; Ấn Độ và Malaysia lần lượt giảm 55,7% và 86,5%.
Dù Trung Quốc hiện đang là một trong những nước tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng lại thường nhập khẩu tiêu Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Vì thế cơ quan hải quan Trung Quốc ghi nhận số liệu thống kê chỉ phản ánh lượng tiêu chính ngạch, còn lượng tiêu lớn theo đường tiểu ngạch không được thống kê.
Thông tin này cho thấy lượng tiêu nội địa của Trung Quốc không còn dồi dào và dự đoán sẽ có đợt gom hàng mạnh trong thời gian tới khi các hoạt động trao đổi thương mại biên giới sôi động hơn khi các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của nước này được nới lỏng. Tình hình ghi nhận ngày 27/10, số ca mắc mới COVID-19 trên toàn Trung Quốc đại lục vượt 1.000 ca ngày thứ ba liên tiếp. Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông - thành phố lớn thứ tư Trung Quốc hiện đã phong tỏa nhiều tuyến phố, buộc người dân ở trong nhà.