Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân, ông là ai?

(VTC News) -

21 lần thi, 82 tuổi mới đậu cử nhân, đây là thí sinh đặc biệt nhất của lịch sử thi cử Việt Nam.

Cụ Đoàn Tử Quang đi thi 21 lần, năm 82 tuổi mới đỗ cử nhân. (Ảnh tư liệu)

1. Trong lịch sử thi cử VIệt Nam, có người 21 lần đi thi, đến năm 82 tuổi mới đậu cử nhân, đó là ai?

  • A

    Vũ Đình Thự

  • B

    Đoàn Tử Quang 

    Đoàn Tử Quang (1818-1928) được xem là người cao tuổi thứ hai đỗ cử nhân trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, khi đã 82 tuổi.

  • C

    Phan Bội Châu

  • D

    Nguyễn Xuân Chính

2. Đoàn Tử Quang quê ở đâu?

  • A

    Hà Tĩnh

    Đoàn Tử Quang quê ở làng Phụng Đạt, xã Phụng Công, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh). Mồ côi cha từ nhỏ, Đoàn Tử Quang lớn lên dưới sự dạy bảo của người mẹ. Từ nhỏ, Đoàn Tử Quang được mẹ khuyến khích học hành, theo đuổi khoa cử để lập công danh nên ông chăm chỉ học tập. Dù vậy, như câu thành ngữ “học tài thi phận”, ông thi nhiều lần mà không đỗ.

  • B

    Nghệ An

  • C

    Thanh Hóa

  • D

    Hải Dương

Cụ Đoàn Tử Quang lúc 106 tuổi. (Ảnh tư liệu)

3. Đoàn Tử Quang đỗ tú tài năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    47

  • B

    49

    Mãi tới năm 49 tuổi, Đoàn Tử Quang mới lần đầu tiên thi đỗ tú tài và cũng chỉ đỗ tú tài lần thứ hai khi ông 66 tuổi. Trước khi đậu cử nhân năm 82 tuổi, ông đã đi thi 21 lần. Vào Khoa thi Canh Tý năm 1900, Đoàn Tử Quang không định đi thi, vì tuổi quá cao, nhưng do khoa ấy làng ông không có thí sinh nào dự thi nên các vị chức sắc của làng động viên ông đi. Năm ấy, vợ cả ông vừa mất, ba con trai của ông không được dự thi theo luật "đoạn tang" (đang có tang cha, mẹ không được đi thi). Không thuyết phục được ông, các chức sắc phải đến khuyên nhủ bà Lê Thị Nậm là mẹ của Đoàn Tử Quang (khi đó gần 100 tuổi) hối thúc. Vốn là người hiếu nghĩa, ông tuân lời mẹ, lều chõng đến trường thi. Qua bốn kỳ thi, Đoàn Tử Quang đạt kết quả hai ưu, hai thứ.

  • C

    51

  • D

    53

4. Làm bài xuất sắc ở Khoa thi Canh Tý, vì sao Đoàn Tử Quang vẫn không được xếp Á nguyên?

  • A

    Chữ xấu

  • B

    Phạm trường quy

    Khi xét trong quyển, nơi cộng các chỗ tẩy xóa, theo quy định thí sinh phải viết ba chữ “cộng quyển nội” rồi mới được kê ra từng lỗi, thì Đoàn Tử Quang lại không viết. Lỗi này là lỗi phạm trường quy, theo luật phải đánh hỏng, song quan chánh chủ khảo cảm phục chí học hành bền bỉ hiếm có xưa nay nên đã làm tờ tấu về triều xin cho ông đỗ, nhưng chỉ xếp thứ 29 trong 30 người.

  • C

    Tuổi cao sức yếu

  • D

    Không có ý ra làm quan

5. Khoa thi Canh Tý năm 1900, ai đỗ thủ khoa?

  • A

    Huỳnh Thúc Kháng

  • B

    Phan Châu Trinh

  • C

    Phan Thúc Duyện

  • D

    Phan Bội Châu

    Người đỗ đầu khoa thi năm Canh Tý (1900) – chí sĩ Phan Bội Châu có câu đối tặng “cụ sĩ tử” Đoàn Tử Quang, rằng: “Xảo thật trời kia, xảo thật nguyệt kia, hẵng đem mùi cay đắng thử khách tài hoa, đã toan phụ tám mươi năm nợ nần thư kiếm/ Lạ thay người ấy, sướng thay người ấy, muốn ôm mớ văn chương về trả tạo hóa, mà lại xem muôn ngàn dặm cái phong vân”.

6. Theo quy định ở triều nhà Nguyễn, quan viên tới bao nhiêu tuổi sẽ về trí sĩ?

  • A

    55

  • B

    60

  • C

    65

    Theo quy định ở triều nhà Nguyễn, các quan viên tới tuổi 65 sẽ về trí sĩ. Song để đền đáp và khuyến khích ý chí và nghị lực phi thường của Đoàn Tử Quang, triều đình đặc cách bổ dụng làm quan. Ông được cử làm Huấn đạo Hương Sơn, rồi huấn đạo Can

  • D

    70

7. Đoàn Tử Quang làm quan được mấy năm thì xin về trí sĩ?

  • A

    3

    Đến tuổi 85, Đoàn Tử Quang xin về trí sĩ sau 3 năm gắn bó với chức Huấn đạo (trông nom việc học) để phụng dưỡng mẹ già khi ấy trên 100 tuổi. Năm ông 106 tuổi - triều đình phong Đoàn Tử Quang chức Hàn lâm viện thị độc.

  • B

    4

  • C

    5

  • D

    6

Từ đường cử nhân Đoàn Tử Quang (xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh)

8. Đoàn Tử Quang thọ bao nhiêu tuổi?

  • A

    108

  • B

    110

    Ngày 7/2 năm Mậu Thìn (1928), ông qua đời khi đã 110 tuổi. Cuộc đời cử nhân Đoàn Tử Quang được đánh giá là hiếm có.

  • C

    112

  • D

    114

9. Đoàn Tử Quang đã sống qua mấy đời vua Nguyễn?

  • A

    10

  • B

    11

  • C

    12

  • D

    13

    Ông sống qua suốt 13 đời vua Nguyễn từ Gia Long cho đến Bảo Đại, từng chứng kiến biết bao thăng trầm của vận nước. Ông cũng là một trong những sĩ tử hiếm có và thú vị nhất trong lịch sử khoa bảng thời phong kiến.

Hoài Nguyễn

Tin mới