Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam là ai?

(VTC News) -

Không chỉ là Bộ trưởng Y tế đầu tiên, vị giáo sư, bác sỹ này còn được biết đến là nhà ngoại giao kiệt xuất thế kỷ 20.

1. Từ năm 1945 đến nay, Việt Nam có bao nhiêu Bộ trưởng Y tế?

  • A

    11

  • B

    12

  • C

    13

  • D

    14

    Theo web của Bộ Y tế, từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời (1945 - nay), Bộ Y tế đã có 14 đời bộ trưởng/người đứng đầu. Trong đó, nguyên Bộ trưởng Hoàng Tích Trí giữ chúc vụ lâu nhất trong hơn 12 năm (1946 - 1959). Bộ trưởng hiện tại là bà Đào Hồng Lan.

2. Nữ Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam là ai?

  • A

    Nguyễn Thị Kim Tiến

  • B

    Đỗ Nguyên Phương

  • C

    Trần Thị Trung Chiến

    Bà Trần Thị Trung Chiến (sinh ngày 16/1/1946 tại Bến Tre). Trước khi được bầu giữ chức Bộ trưởng Y tế vào năm 2002, bà là chủ tịch Hội phòng chống HIV/AIDS. Bà giữ chúc vụ này trong vòng 5 năm từ 2002 đến 2007.

  • D

    Đào Hồng Lan

3. Ai là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam?

  • A

    Hoàng Tích Trí

  • B

    Phạm Song

  • C

    Nguyễn Quốc Triệu

  • D

    Phạm Ngọc Thạch

    Bác sỹ Phạm Ngọc Thạch sinh ngày 7/5/1909 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Ông xuất thân từ dòng dõi quý tộc tại Huế, mẹ là bà Công Tôn Nữ Thị Cấn Tín (cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh), cha là Phạm Ngọc Thọ một trí thức yêu nước. Mồ côi mẹ khi mới lên 2, không bao lâu cha cũng qua đời, ông được chị gái Phạm Thị Ngọc Diệp nuôi ăn học. Năm 1928, Phạm Ngọc Thạch đỗ vào Đại học Y Hà Nội, sau đó sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chính phủ Việt Nam lâm thời cử bác sĩ Phạm Ngọc Thạch giữ chức vụ Bộ trưởng Y tế đầu tiên. Ngoài ra, ông cũng là Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

4. Giáo sư, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch giữ chức Bộ trưởng Y tế trong bao lâu?

  • A

    8 năm

  • B

    9 năm

    Theo sách "Truyện anh hùng Phạm Ngọc Thạch", ngày 2/9/1945 ông được cử giữ chức Bộ trưởng Y tế trong Chính phủ Việt Nam lâm thời. Đến ngày 1/1/1946, Chính phủ Việt Nam lâm thời cải tổ, ông xin thôi chức vụ Bộ trưởng để xung phong vào mặt trận phía Nam chống giặc. Tiếp đến ngày 27/5/1959, ông tiếp tục được bầu giữ chức Bộ trưởng Y tế đến 7/11/1968. Hơn 9 năm giữ cương vị này, ông chủ trương cho đào tạo cấp tốc những lớp cán bộ y tế ngắn ngày đưa xuống các xã đồng bằng và miền núi lo giúp dân phòng chống bệnh dịch. Ngành y tế nước ta đã đạt được những thành tích thiết thực. Dịch bệnh từng bước bị đẩy lùi, tuổi thọ nhân dân được tăng lên, mạng lưới y tế được trải rộng khắp, đội ngũ cán bộ y tế ngày càng lớn mạnh.

  • C

    10 năm

  • D

    11 năm 

5. Công trình nghiên cứu y học nào để lại dấu ấn lớn nhất của giáo sư Phạm Ngọc Thạch?

  • A

    Phẫu thuật Tim 

  • B

    Điều trị Uốn ván

  • C

    Điều trị Lao phổi

    Sách "Phạm Ngọc Thạch, cuộc đời và sự nghiệp" viết, giáo sư Phạm Ngọc thạch là một trong những thầy thuốc chuyên khoa lao đầu tiên ở Việt Nam. Ngay từ khi học đại học, ông đã nghiên cứu và tập trung vào chuyên khoa Lao. Tốt nghiệp đại học, ông về nước và đề xuất sáng lập Viện Chống Lao Việt Nam. Ông có hơn 80 bài nghiên cứu về bệnh lao được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Năm 1957, ông nghiên cứu thành công loại vaccine BCG chết thay BCG sống giúp điều trị bệnh lao. Ông cũng dùng vi khuẩn Bacllus subtilis sống để điều trị lao và các bệnh về phổi cùng một số bệnh nhiễm khuẩn khác… Phương pháp này được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng sau đó.

  • D

    Điều trị dịch hạch

6. Giáo sư Phạm Ngọc Thạch có mấy người con?

  • A

    1

  • B

    2

    Năm 1937, giáo sư Phạm Ngọc Thạch kết hôn với bà Marie Louise - y tá người Pháp. Vợ chồng ông có với nhau 2 người con (1 trai, 1 gái) đặt tên Colette Phạm Như Mai và Alain Phạm Ngọc Định. Trong cuốn tự truyện "Hồi ức về ba tôi - Phạm Ngọc Thạch", bà Colette Phạm Như Mai viết: "Ba má tôi gặp nhau ở Hauteville (tỉnh Ain, Pháp) vào những năm 1934-1935. Ba tôi tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa về phổi và lao, làm việc ở bệnh viện điều trị lao, nơi mẹ tôi làm y tá. Họ cảm mến nhau, rồi yêu nhau thực sự. Ba nhất quyết phải về nước và có ý định mở phòng mạch ở Sài Gòn. Ba ngỏ ý muốn kết hôn với má nếu má đồng ý sang Việt Nam. Song Ba cũng thổ lộ: “Em phải hiểu cho anh là đối với anh, mục đích tối thượng là đất nước độc lập. Nếu em đồng ý như thế thì chúng ta sẽ kết hôn ở Sài Gòn”. Má tôi nhận lời, và năm 1936, bà đáp tàu thuỷ sang Việt Nam. Ba má tôi thành hôn ngày 27/1/1937".

  • C

    3

  • D

    4

7. Giáo sư Phạm Ngọc Thạch qua đời năm nào?

  • A

    1966

  • B

    1967

  • C

    1968

    Ngày 7/11/1968, giáo sư, bác sỹ Phạm Ngọc Thạch hy sinh trên chiến trường miền Nam (Tây Ninh), lễ truy điệu được diễn ra long trọng tại Hà Nội. Trong cuốn tự truyện "Hồi ức về ba tôi - Phạm Ngọc Thạch", bà Colette Phạm Như Mai viết: "Ngày lễ tang, các cơ quan nhà nước, lãnh đạo cấp cao nhất có mặt: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn - bác Ba, Thủ tướng Phạm Văn Đồng - bác Tô, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Bộ trưởng Quốc phòng Võ Nguyên Giáp... Trông thấy chị em chúng tôi, Bác Hồ nước mắt rưng rưng, trỏ tay cho chúng tôi thấy cái khăn quàng cổ mà tôi đã đan".

  • D

    1969

Hà Cường

Tin mới