Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đó là hoàng đế thứ 8 của vương triều Trần - Dương Nhật Lễ.
Dương Nhật Lễ là con ruột của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là người múa hay lại có nhan sắc, do hay diễn Tây Vương Mẫu trong vở Vương Mẫu hiến bàn đào, nên bà được thường được gọi là Vương Mẫu.
Khi bà đang mang thai, anh trai của vua Trần Dụ Tông là Trần Nguyên Dục vì mê sắc đẹp nên cướp lấy làm vợ. Lúc Dương Nhật Lễ được sinh ra, nhận là con mình.
Trần Nguyên Dục mất lúc còn đang tuổi thanh niên. Năm 1369, vua Trần Dụ Tông cũng băng hà vì hoang dâm kiệt sức. Trước khi mất Trần Dụ Tông đã ban chiếu truyền ngôi cho Nhật Lễ. Trong tình thế đó, Hiến Từ Thái hậu đồng ý di chiếu cho đón Nhật Lễ lên ngôi, đặt niên hiệu Đại Định.
Dương Nhật Lễ là vị vua duy nhất trong 175 năm tồn tại của nhà Trần không mang họ Trần. (Ảnh minh hoạ)
Đại Việt sử ký toàn thư ghi, sau khi lên ngôi, Dương Nhật Lễ bỏ bê công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón cha ruột Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. Hiến Từ Thái hậu tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ, bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết.
Bấy giờ, Trần Phủ (tức vua Trần Nghệ Tông sau này) không có ý muốn tranh giành ngôi vị khiến Thiên Ninh công chúa phải khuyên ông: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho".
Tháng 11/1370, Trần Phủ cùng Thiên Ninh công chúa và các anh em dẫn quân về kinh thành, đánh vào hoàng cung. Dương Nhật Lễ bị phế bỏ sau một năm tại vị.