Trần Thái Tông
Trần Thái Tông (húy là Trần Cảnh), là con thứ của Trần Thừa, mẹ họ Lê. Năm 8 tuổi, Trần Cảnh được chú là Trần Thủ Độ đưa vào hầu trong cung.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Lý Chiêu Hoàng (vị vua nữ duy nhất trong lịch sử và cũng là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý) trông thấy thì yêu. Năm Ất Dậu 1225, mùa đông, tháng 12, được Chiêu Hoàng nhường ngôi, lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu làm Kiến Trung, trở thành vị vua đầu tiên của vương triều nhà Trần".
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Thái Tổ
Đã đạt được mưu đồ giành ngôi báu
Có tư tình với người khác
Vợ không sinh được con
Sau hơn 10 năm làm vợ chồng, Lý Chiêu Hoàng không sinh được con cho vua. Trần Thủ Độ vì thế ép Trần Thái Tông lấy vợ của anh trai là Thuận Thiên công chúa làm hoàng hậu.
Khi ấy, Thuận Thiên đã mang thai 3 tháng với Trần Liễu, chồng bà. Vua Trần Thái Tông trong lòng áy náy, ban đêm ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân trên núi Yên Tử rồi ở lại đó. Hôm sau, Trần Thủ Độ dẫn các quan đến mời vua trở về kinh sư nhưng nhiều lần bị từ chối. Thủ Độ bèn bảo mọi người "Xa giá ở đâu tức là triều đình ở đó" rồi cắm nêu trong núi sai người xây dựng hoàng thành. Trần Thái Tông sau đó phải thuận theo Thủ Độ về kinh, cưới chị dâu làm hoàng hậu.
Vợ có gian tình
Bạn thân
Chị em họ
Hai dì cháu
Chị em ruột
Lý Chiêu Hoàng và Thuận Thiên công chúa đều là con của vua Lý Huệ Tông và Linh từ quốc mẫu Trần thị.
Công chúa Thuận Thiên ban đầu được gả cho Khâm Minh đại vương Trần Liễu, là con trưởng của Trần Thừa, anh cả của vua Trần Thái Tông.
Việc vua Trần lấy chị dâu, lại là chị gái ruột của vợ cũ làm vợ, khiến người đời chê trách. Sử thần nhà Lê sơ Phan Phu Tiên bàn về việc này: "Tam cương ngũ thường là luân lý lớn của loài người. Thái Tông là ông vua khai sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau, lại nghe mưu gian của Thủ Độ, cướp vợ của anh làm hoàng hậu, chẳng phải là bỏ cả luân thường, mở mối dâm loạn đó ư"?
14
Tuy không ghi chép cụ thể có tổng mấy người con, nhưng theo danh sách phả tộc thì vua Trần Thái Tông có 14 người con (10 hoàng tử và 4 công chúa).
Trong đó, vua Trần Thái Tông cùng Thuận Thiên Hoàng hậu có với nhau 2 người hoàng tử. Cả hai vị hoàng tử này đề nổi tiếng, người đầu tiên là Trần Hoảng sau được vua cha truyền ngôi vua - Trần Thánh Tông. Người con thứ 2 là Trần Quang Khải - vị tướng dũng mạnh, lừng danh sử sách.
15
16
17
Chiêm Thành
Ai Lao
Nguyên Mông
Năm 1258, vua Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng chỉ huy quân đội nhà Trần kháng chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ nhất.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Tháng 12, ngày 12, tướng Nguyên Ngột Lương Hợp Đải xâm phạm Bình Lệ Nguyên. Vua thân hành đốc chiến, xông pha tên đạn... Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc". Trước khi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, vua Trần Thái Tông đã nhiều lần cầm quân đánh giặc Man phương Bắc, đánh chiếm Chiêm Thành phía nam.
Nam Hán
Không tổ chức khoa thi
Thường dân cũng có thể vào học
Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ thời nhà Lý, ban đầu chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là Quốc Tử).
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Tháng 9, vua xuống chiếu cho các nho sĩ trong nước đến Quốc học viện giảng học tứ thư, ngũ kinh.
Sau nhiều năm gián đoạn, khoa thi Tam giáo (nho giáo, đạo giáo, phật giáo) được mở lại dưới thời vua Trần Thái Tông.
Cho con quan vào học cùng hoàng tử
Vua trực tiếp ra đề thi
Đi tu
Về quê ở ẩn
Tiếp tục tham gia chính sự
Sau 33 năm trị vì đất nước, mùa xuân năm 1258 Trần Thái Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Hoảng (tức vua Trần Thánh Tông) để lên làm Thượng hoàng. Tuy nhiên, ông vẫn cùng con điều hành việc nước. Chuyện cha nhường ngôi sớm cho con và song hành tham gia chính sự để Thái tử làm quen dần với việc trị nước, từ đây trở thành thông lệ của Trần triều.
Sử thần Ngô Sĩ Liên đánh giá việc này rằng: "Từ khi Hạ Vũ truyền ngôi cho con thì cha chết con nối, anh chết em thay, đã thành phép thường mãi mãi. Gia pháp họ Trần lại khác thế: con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng, chứ mọi việc đều do Thượng hoàng quyết định".
Ngày mùng 1 tháng 4 năm Đinh Sửu (tức 5/5/1277), Thái thượng hoàng mất tại Vạn Thọ điện, thọ 58 tuổi, táng tại Chiêu Lăng thuộc phủ Long Hưng (Tiến Đức, Hưng Hà, Thái Bình ngày nay).
An hưởng tuổi già trong hoàng cung
Vua Trần Thái Tông chỉ huy chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. (Nguồn: VTV.VN)