Trần Thái Tông
Trần Anh Tông
Trần Thánh Tông
Trần Thánh Tông (1240-1290), tên húy là Trần Hoảng, là con trai thứ hai của Trần Thái Tông. Vừa sinh ra, ông được phong là hoàng thái tử. Năm 1258, Trần Hoảng được vua cha truyền ngôi và trở thành vị vua thứ hai của triều Trần.
Anh cả của vua - Trần Quốc Khang, do không phải là con đẻ của thượng hoàng Trần Thái Tông mà là con riêng của hoàng hậu Thuận Thiên với Trần Liễu (anh trai của vua Trần Thái Tông) nên không được nối ngôi.
Nói về Trần Thánh Tông, sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vua trung hiếu nhân thứ, tôn hiền trọng đại, cha khai sáng trước, con kế thừa sau, cơ nghiệp nhà Trần được bền vững".
Trần Nhân Tông
Bảo vệ huyết mạch
Năm 1258, sau khi lên ngôi, vua Trần Thánh Tông lập chị họ Trần Thiều làm hoàng hậu. Trần Thiều chính là con gái của An Sinh vương Trần Liễu. Trong khi Trần Liễu là anh ruột của Trần Thái Tông.
Việc Thánh Tông lấy ai hay lập ai làm hoàng hậu đều do vua cha Trần Thái Tông chủ trì. Do Thái Tông rất muốn hàn gắn quan hệ giữa hai nhánh nhà Trần nên muốn con trai mình lấy con gái của Trần Liễu. Như vậy thì người về sau lên ngôi kế thừa cơ nghiệp nhà Trần sẽ là hậu duệ của hai nhánh, bảo vệ huyết mạch dòng họ.
Gia tăng quyền lực
Cưới thay anh trai
Bị ép cưới
Cử người sang cống nạp
Quyết không sang
Lên ngôi vua ở tuổi 18, Trần Thánh Tông giữ vững tinh thần độc lập, cố giữ sự giao hảo với phương Bắc, nhưng không cúi mình.
Sử sách ghi lại: Năm 1260, vua Nguyên Mông là Hốt Tất Liệt sai người mang chiếu chỉ sang Đại Việt yêu cầu triều đình Trần Thánh Tông phải tuân theo mọi phong tục và lễ nghi của "thiên triều". Suốt thời gian trị vì Thánh Tông đã duy trì đều đặn việc cống sản vật, nhưng không bao giờ chịu cống người, như yêu cầu của triều đình phương Bắc.
Cứ vài năm, nhà Nguyên lại cho sứ tới sách nhiễu Đại Việt và dụ vua Trần sang chầu, nhưng Thánh Tông lấy cớ thoái thác. Yêu cầu phải quỳ khi nghe chiếu của hoàng đế nhà Nguyên cũng bị Trần Thánh Tông khước từ.
Sách Các triều đại Việt Nam đánh giá: "Vua Trần Thánh Tông thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhưng rất kiên quyết, nhằm bảo vệ danh dự của Tổ quốc, ngăn chặn từ xa mọi sự dòm ngó, tạo sự xâm lược của nhà Nguyên".
Dâng sản vật quý
Gửi thư khích chiến
Gửi thư cầu thân, xin hoà
Chỉ huy quân đội tiến đánh
Trưng cầu ý dân
Họp hội nghị Diên Hồng
Năm 1284, Trần Thánh Tông khi ấy đã làm Thượng hoàng, triệu họp phụ lão trong cả nước về trước thềm điện Diên Hồng ở kinh đô Thăng Long để trưng cầu dân ý về chủ trương hòa hay chiến khi quân Nguyên Mông sang xâm lược Đại Việt lần thứ hai.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Thượng hoàng triệu phụ lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, ban yến và hỏi kế đánh giặc. Các phụ lão đều nói đánh, muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng". Hội nghị Diên Hồng được xem như hội nghị dân chủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các phụ lão tham gia có thể coi là đại biểu của dân. Sau hội nghị, chính các phụ lão là người truyền đạt chủ trương của triều đình đến người dân.
Sử gia Ngô Sĩ Liên đánh giá việc vua Trần cho họp phụ lão cả nước rằng: "...Thánh Tông muốn làm thế để xét lòng thành ủng hộ của dân chúng, để dân chúng nghe theo lời dụ hỏi mà cảm kích hăng hái lên thôi. Đó là giữ được cái nghĩa người xưa nuôi người già để xin lời hay vậy".
Trước hội nghị Diên Hồng, Trần Thánh Tông đã tổ chức lấy ý kiến các vương hầu về việc đánh hay hòa ở bến Bình Than (Hải Dương)
Dùng lời lẽ thuyết phục
Sau khi 3 cuộc đại thắng giặc Nguyên Mông (năm 1257, 1285 và 1288), năm 1289 Trần Nhân Tông trịnh trọng tổ chức lễ định công ban thưởng cho triều thần. Tại đây, ông tiến phong Trần Hưng Đạo vương làm Đại vương, Hưng Vũ vương làm Khai quốc công, Hưng Nhượng vương làm Tiết độ sứ.... Nhiều triều thần khác cũng được thưởng tước. Tuy nhiên, khi việc định thưởng đã xong, vẫn còn người chưa bằng lòng. Trần Thánh Tông đã dùng lời lẽ thuyết phục, khiến triều thần sau đó vui vẻ nghe theo.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể lại: "Việc thưởng tước đã xong, vẫn còn có người chưa bằng lòng. Thượng hoàng dụ rằng: Nếu các khanh biết chắc là giặc Hồ (Nguyên) không vào cướp nữa thì nói rõ cho trẫm biết, dù có thăng đến cực phẩm trẫm cũng không tiếc. Nếu không thế mà đã vội thưởng hậu, vạn nhất giặc Hồ trở lại và các khanh lại lập công nữa thì trẫm lấy gì mà thưởng để khuyến khích thiên hạ. Mọi người đều vui vẻ phục tùng".
Đưa đi đày
Thưởng thêm theo ý nguyện
Thưởng cho người nhà, con cái
Xử tội từng đại thần
Đốt hòm thư
Sách Đại Việt sử ký chép: "Trước kia người Nguyên vào cướp, vương hầu, quan lại nhiều người đến doanh trại giặc xin hàng. Đến khi giặc thua, bắt được cả một hòm biểu xin hàng. Thượng hoàng sai đốt hết đi để yên lòng những kẻ phản trắc.
Chỉ kẻ nào đầu hàng trước đây, thì dẫu bản thân ở triều đình giặc, cũng kết án vắng mặt, xử tội đi đày hoặc tử hình, tịch thu điền sản, sung công, tước bỏ quốc tính. Như Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc thì đổi làm họ Mai. Người khác cứ theo lệ ấy mà đổi, như bọn Mai Lộng. Ích Tắc (con vua Trần Thái Tông, em ruột Trần Thánh Tông), vì là chỗ thân tình cốt nhục, tuy trị tội cũng thế, nhưng không nỡ đổi họ xóa tên, chỉ gọi là Ả Trần, có ý chê hắn hèn nhát như đàn bà vậy".
Lặng lẽ điều tra
Đưa đi lưu đày
Thông giám cương mục sử
Đại Việt sử ký
Năm 1272, Hàn lâm viện sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu soạn xong bộ Đại Việt sử ký, từ thời Triệu Vũ (Triệu Đà, năm 2017 trước công nguyên) đến Lý Chiêu Hoàng, gồm 30 quyển. Đây là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam.
Làm vua 21 năm, đến năm 1279 Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con trai Trần Khâm tức Trần Nhân Tông. Ông làm Thượng hoàng 13 năm rồi qua đời năm 1290, thọ 51 tuổi.
"Trần Thánh Tông là vị vua đã đem trọn vẹn tuổi xuân của mình hiến dâng cho đất nước. Cả thời thanh niên, ông dốc sức cho cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Có lẽ cũng chỉ có Trần Thánh Tông là vị vua tham dự và chỉ đạo liên tiếp 3 cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Cuộc đời của ông, tuy là ở chốn lầu vàng điện ngọc, nhưng thực sự là một bản hùng ca, đúng với ý nghĩa của nó", sách 54 Vị hoàng đế Việt Nam nhận xét.
Sử ký Đại Việt quốc triều
Khâm định Việt sử
Thân phận đặc biệt của Trần Quốc Khang với vua Trần Thánh Tông. (Nguồn: VTV.VN)