Toàn cảnh vẻ hoành tráng của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh
Tuyến đường sắt đô thị này bắt đầu xuất phát từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đó là khu vực trung chuyển hành khách đô thị tương lai của Hà Nội.
Tuyến đường sắt đô thị này bắt đầu xuất phát từ nút giao Cát Linh - Giảng Võ, đó là khu vực trung chuyển hành khách đô thị tương lai của Hà Nội, kết nối giữa tuyến đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông với tuyến đường sắt Nhổn- Hà Nội và tuyến buýt nhanh BRT.(Ảnh: Infonet)
Tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông chiều dài 13,5 km, có tổng kinh phí đầu tư dự án 8.769.965 triệu đồng, tương đương 552,86 triệu USD được huy động từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc, tín dụng ưu đãi hỗ trợ bên mua của Eximbank Trung Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. (Ảnh: Infonet)
Theo thiết kế tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có 12 ga bao gồm: Cát Linh, Đê La Thành, Thái Hà, Đường Láng, Ngã tư Sở, Đại học Quốc gia, Vành đai 3, Thanh Xuân, Bến xe Hà Đông, La Khê, Văn Khê và Hà Đông. (Ảnh: Infonet)
Ga này nằm gần với đoạn giao cắt giữa phố Chính Kinh và phố Nguyễn Trãi. (Ảnh: Infonet)
Toàn tuyến dài 13,05 km, gồm 12 nhà ga trên cao, khi đi vào hoạt động sẽ có 13 đoàn tàu với 4 toa xe chạy liên tục, khối lượng vận chuyển khoảng hơn 1 triệu lượt người/ngày. (Ảnh: Infonet)
Công nhân công ty cổ phần Sông Đà 6 gấp rút thi công. (Ảnh: Infonet)
Tuyến đường sắt này sử dụng công nghệ đường sắt nhẹ trên cao, có hệ thống kiểm soát tàu tự động cùng với điều khiển của lái tàu, cổng thu soát vé tự động, công nghệ thẻ không tiếp xúc. Tốc độ khai thác tàu tối đa 80km/giờ và có 13 đoàn tàu với 4 toa/tàu hoạt động, giãn cách đoàn tàu từ 4-6 phút. (Ảnh: Infonet)
Ga đặt tại một phía tuyến đường, gồm ga kiểu 2 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là ga; ga kiểu cầu 3 tầng: tầng 1 là giá, tầng 2 là phòng chờ, tầng 3 là sân ga. Ga kết hợp phần 'kiểu cầu và kiểu xây': dầm của đường sắt là cột đơn giản hoặc liên tục chống đỡ cho dầm thanh kết cấu khung, phần kết hợp lắp đệm cao su. (Ảnh: Infonet)
Ga vành đai 3 đang được gấp rút thi công. (Ảnh: Infonet)
Đây là tuyến đường sắt đô thị thứ 2 trong số 8 tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội đã được quy hoạch. (Ảnh: Infonet)
Việc thi công tuyến đường sắt trên cao nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân thủ đô ngày càng tăng. (Ảnh: Infonet)
Điểm cuối của tuyến đường sắt là bến xe Hà Đông mới cạnh QL 6. (Ảnh: Infonet)